Vấn đề bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Đối với các hoạt động của cơ sở, doanh nghiệp có liên quan đến các loại “máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động” cần phải được không những là người sử dụng lao động mà cả chủ đầu tư quan tâm
1. Khái niệm bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Căn cứ Điều 137 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:
– Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường.
– Khi sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới phải được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động hoặc tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng.
Quy định bảo đảm an toàn lao động
2. Bình luận và phân tích về quy định bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc
Điều 137 Bộ luật quy định về bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc. Tại khoản 1 điều này, Bộ luật đề cập đến nghĩa vụ của “chủ đầu tư”, “người sử dụng lao động” trong việc lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản, lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Điều đó cho thấy, đối với các hoạt động của cơ sở, doanh nghiệp có liên quan đến các loại “máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động” không những là người sử dụng lao động mà cả chủ đầu tư quan tâm.
Các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động không chỉ thực hiện trong phạm vi “nơi làm việc của người lao động” mà còn phải mở rộng ra cả môi trường xung quanh, không được ảnh hưởng tới môi sinh.
Các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động do doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đề ra và thực hiện phải có tính toàn diện, cụ thể đối với từng khâu, từng bộ phận, từng hoạt động, phù hợp với từng loại máy, vật tư, thiết bị, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động (nhất là đối với chất độc, chất phóng xạ, điện…) nhằm bảo đảm an toàn cho người trực tiếp thực hiện công việc, những người khác và môi trường. Các biện pháp đồng thời phải xác định rõ không chỉ phạm vi thực hiện, biện pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức, biện pháp phòng, chống, giảm nhẹ tác hại… mà còn phải xác định trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra sự cố mất an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Khoản 2 Điều 137 một mặt bắt buộc các cơ sở, doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm quy chuẩn, tiêu chuẩn an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các hoạt động sản xuất, sử dụng, bảo quản, vận chuyển các loại máy, thiết bị, vật tư, năng lượng, điện, hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, việc thay đổi công nghệ, nhập khẩu công nghệ mới. Mặt khác, còn cho phép các chủ thể có liên quan lựa chọn (tuỳ nghi) thực hiện các hoạt động đó theo “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia” hoặc “tiêu chuẩn về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại nơi làm việc đã công bố, áp dụng” mà không nhất thiết phải áp dụng “quy chuẩn kỹ thuật quốc gia”.
Quy định nêu trên thuộc loại bắt buộc về nguyên tắc nhưng thể hiện tính tuỳ nghi về biện pháp áp dụng, vừa cho phép các chủ thể có liên quan vận dụng linh hoạt, vừa bảo đảm xác định nghĩa vụ, trách nhiệm trong quá trình thực hiện.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?
Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?
Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Người lao động có được sắp xếp công việc mới khi công ty phá sản không?
Công ty phá sản sẽ dẫn tới việc chấm dứt hoạt động. Người lao động có được sắp xếp công việc mới khi công ty phá sản...

Công ty được chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp nào?
Công ty được chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết...
Xem thêm