Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc
  • Thứ bẩy, 24/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 793 Lượt xem

Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Tranh chấp có thể phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng,…

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc. Mời Quý vị theo dõi, tham khảo để có thêm cho mình những thông tin hữu ích:

Hợp đồng đặt cọc là gì?

Hợp đồng đặt cọc là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự khi thực hiện đặt cọc.

Trong đó, Điều 328 Bộ luật dân sự quy định về đặt cọc như sau:

1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc được hiểu như thế nào?

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc là những mâu thuẫn, bất đồng về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng. Tranh chấp có thể phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng,…

Một số tranh chấp hợp đồng đặt cọc thường gặp

Tham khảo các bản án, quyết định của các Tòa án, một số tranh chấp hợp đồng đặt cọc thường gặp như:

– Tranh chấp về giá trị pháp lý của hợp đồng đặt cọc;

– Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của bên đặt cọc;

– Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc;

– Tranh chấp về phạt cọc;

– Tranh chấp về bồi thường thiệt hại có liên quan,…

Các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc có thể được giải quyết bằng một hoặc nhiều phương thức sau đây:

Thứ nhất: Thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên trong tranh chấp ngồi lại với nhau bàn bạc, thống nhất tháo gỡ các vướng mắc để loại bỏ tranh chấp. Việc thương lượng dựa trên sự thiện chí của các bên mà không có sự xuất hiện của bên thứ ba.

Đây là biện pháp giải quyết tranh chấp không chính thức. Thông thường ngay từ khi mới phát sinh tranh chấp, các bên sẽ tiến hành trao đổi, thương lượng để giải quyết tranh chấp.

Thứ hai: Hòa giải

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hòa giải nhằm hỗ trợ, dàn xếp các bên đi đến giải pháp loại bỏ tranh chấp.

Thông thường sau khi biện pháp thương mại bất thành, các bên sẽ tiếp giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải. Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà pháp luật có yêu cầu riêng về biện pháp hòa giải. Bên thứ ba tham gia hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức được các bên tin tưởng hoặc cũng có thể là cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan tư pháp.

Thứ ba: Trọng tài thương mại

Trọng tài thương mại  là phương thức giải quyết tranh chấp do các bên thỏa thuận trong thỏa thuận trọng tài và được tiến hành theo Luật Trọng tài Thương mại 2010. Tuy nhiên, không phải lúc nào có thỏa thuận trọng tài thì trọng tài thương mại cũng có thẩm quyền giải quyết.

Thứ tư: Tòa án

Khi phát sinh tranh chấp hợp đồng, nếu các bên không thể thương lượng, hòa giải được thì một bên có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp (Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015). Tùy vào tình huống cụ thể mà tranh chấp hợp đồng đặt cọc có thể được xác định là tranh chấp dân sự (khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015) hay tranh chấp kinh doanh thương mại (khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tại Tòa án sẽ tuân theo trình tự thủ tục của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Thực tế cho thấy, phương thức giải quyết không phải lúc nào cũng nhanh chóng mà đôi khi kéo dài nhiều năm.

Thủ tục khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Khởi kiện tại Tòa án là phương thức cuối cùng được các cá nhân, tổ chức lựa chọn khi các phương thực còn lại không hiệu quả, phương thức này đòi hỏi sự đầu tư nhiều về thời gian, tiền bạc, công sức, có sự chuẩn bị kỹ càng.

Việc khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc diễn ra theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Mỗi vụ việc tranh chấp hợp đồng đặt cọc có nội dung cụ thể khác nhau, do đó, giấy tờ, tài liệu cần chuẩn bị khác nhau. Dưới đây là những giấy tờ, tài liệu thường có:

– Đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất (mẫu số 23 – DS ban hành kèm nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP nghị quyết hướng dẫn viết các biểu mẫu trong tố tụng dân sự)

– Giấy tờ nhân thân, sổ hộ khẩu người khởi kiện, bị khởi kiện. Nếu khởi kiện theo ủy quyền thì cung cấp văn bản thể hiện việc được ủy quyền. Nếu bên bị kiện là cơ quan, tổ chức thì cung cấp giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức đó.

– Tài liệu, chứng cứ trong quá trình giao kết hợp đồng như: Hợp đồng đặt cọc mua bán đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy biên nhận, giấy giao, …

– Tài liệu, chứng cứ trong quá trình giải quyết tranh chấp như là: biên bản làm việc, hòa giải giữa các bên; nội dung trao đổi được thể hiện dưới dạng thư điện tử, fax, …

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Người khởi kiện nộp hồ sơ tới Tòa án bằng cách: nộp trực tiếp tại Tòa án, nộp gián tiếp bằng dụng dịch vụ bưu chính của đơn vị vận chuyển, hoặc gửi hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Lưu ý về Tòa án có thẩm quyền giải quyết:

– Theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc là Tòa án nhân dân cấp huyện vì tranh chấp hợp đồng là tranh chấp dân sự theo khoản 3 Điều 26 của luật này.

– Riêng đối với hợp đồng đặt cọc mua bán đất, Tòa án giải quyết là Tòa án cấp huyện nơi có đất theo Điều 203 luật đất đai 2013.

– Còn đối với hợp đồng đặt cọc có yếu tố nước ngoài thì theo Điều 37 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết tranh chấp.

Bước 3: Tòa án tiếp nhận hồ sơ khởi kiện

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn Chánh án Tòa án sẽ phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công thẩm phán xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định:

– Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện

– Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án

– Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện

– Trả lại đơn khởi kiện

Bước 4: Nộp tạm ứng án phí, nhận thông báo thụ lý vụ án

Người khởi kiện tranh chấp đã nộp đầy đủ hồ sơ và đúng thẩm quyền thì Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí

Người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án dân sự nộp lại biên lai thu tiền cho Tòa án trong thời hạn 7 ngày.

Khi nhận được biên lại từ người khởi kiện, thẩm phán sẽ tiến hành thụ lý vụ án.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự biết về việc giải quyết vụ.

Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công thẩm phán giải quyết vụ án.

Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án phải tiến hành quá trình chuẩn bị xét xử trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý.

Nếu vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn không quá 02 tháng.

Trong thời gian này, Tòa sẽ thực hiện các hoạt động như:

– Lập hồ sơ vụ án, xác định quan hệ tranh chấp, tư cách đương sự…

– Xác minh, thu thập chấp cứ

– Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu thấy cần thiết

– Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải

– Đưa ra một trong các quyết định: tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết hoặc đưa vụ án ra xét xử.

Bước 6: Xét xử mở phiên Tòa sơ thẩm và phúc thẩm (nếu có)

Thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu chứng cứ mà các bên đương sự cung cấp hoặc do tự mình thu thập, Thẩm phán sẽ mở phiên tòa sơ thẩm theo thủ tục luật định.

Trường hợp không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án, đương sự có thể kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm.

Luật Hoàng Phi tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Luật Hoàng Phi là địa chỉ hỗ trợ pháp lý uy tín cho các cá nhân, tổ chức. Chúng tôi đã và đang hoạt động tư vấn pháp luật, trong đó có tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc nhận được nhiều phản hồi tích cực từ khách hàng. Khi Quý vị sử dụng dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc của chúng tôi sẽ được hỗ trợ các nội dung:

– Tư vấn cụ thể về tranh chấp hợp đồng đặt cọc và giúp đương sự tìm ra hướng đi phù hợp nhất;

– Soạn thảo các giấy tờ như đơn khởi kiện, đơn yêu cầu để giải quyết tranh chấp hợp đồng;

– Chuẩn bị hồ sơ giải quyết tranh chập;

– Nộp đơn và hồ sơ tại Tòa án phù hợp;

– Các công việc liên quan khác.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc. Quý vị cần được tư vấn, hỗ trợ hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật Hoàng Phi vui lòng liên hệ Luật Hoàng Phi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam). Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi