Thủ Tục Chuyển Nhượng Cổ Phần Cho Người Khác 2024
Chuyển nhượng cổ phần là hình thức chuyển giao quyền sở hữu cổ phần từ cổ đông góp vốn cũ sang cổ đông mới khác, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết hơn về nội dung này.
Cổ phần là gì?
Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: Cổ phần là phần chia nhỏ nhất của vốn điều lệ công ty thành các phần bằng nhau.
Ví dụ: Vốn điều lệ của một công ty cổ phần đăng ký là 1 tỷ đồng, số vốn này được chia thành 10.000 phần bằng nhau. Như vậy sẽ có 10.000 cổ phần và mỗi cổ phần có giá trị là 10.000 VND.
Trường hợp nào chuyển nhượng cổ phần sẽ bị hạn chế?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020, các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần bao gồm:
– Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông.
Trường hợp này, cổ đông sáng lập dự định chuyển nhượng cổ phần phổ thông thì không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng cổ phần đó.
– Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Lưu ý: Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần như thế nào?
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng cổ phần
Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần sẽ bao gồm những tài liệu sau đây:
– 01 Quyết định bằng văn bản của Đại hội đồng cổ đông về chuyển nhượng cổ phần.
– 01 Bản sao biên bản họp về việc chuyển nhượng cổ phần của Đại hội đồng cổ đông;
– 01 Danh sách các cổ đông công ty sau khi đã thay đổi;
– 01 Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần và các giấy tờ chứng thực việc hoàn tất chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho cổ phần;
– Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần của cổ đông công ty;
– Sổ đăng ký cổ đông công ty;
– Điều lệ (sửa đổi) công ty sau khi chuyện nhượng cổ phần;
– 01 Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của cổ đông mới;
Bước 2: Bên nhận và bên chuyển nhượng ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
Sau khi đã chuẩn bị xong hợp đồng chuyển nhượng, các bên đọc và hiểu nội dung trong hợp đồng sẽ tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng để chính thức chuyển nhượng cổ phần từ cổ đông cũ sang cổ đông mới.
– Bước 3: Nộp hồ sơ chuyển nhượng cổ phần tới Công ty
Sau khi bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng đã ký hợp đồng chuyển nhượng, hồ sơ chuyển nhượng sẽ được nộp cho công ty để công ty ghi nhận việc chuyển nhượng.
Bước 4: Kiểm tra tính hợp pháp của hồ sơ chuyển nhượng
Công ty sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ khi chuyển nhượng cổ phần kết hợp và ban hành quyết định ghi nhận chuyển nhượng, thay đổi danh sách cổ đông công ty, cấp giấy chứng nhận sở hữu cổ phần cho cổ đông mới.
Thủ tục chuyển nhượng cổ phần sẽ được thực hiện theo hình thức nội bộ trong công ty và lưu lại hồ sơ trong công ty khi chuyển nhượng, quy định mới này nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động kinh doanh
Kê khai thuế thu nhập cá nhân sau khi chuyển nhượng cổ phần
Để thực hiện thủ tục kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân do chuyển nhượng vốn/cổ phần, bên chuyển nhượng có thể thực hiện kê khai trực tiếp với cơ quan thuế hoặc thông qua doanh nghiệp (doanh nghiệp kê khai thay).
Hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng cổ phần bao gồm:
– Trường hợp là cá nhân trực tiếp với cơ quan thuế: Tờ khai mẫu số 04/CNV-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015/TT-BTC;
– Trường hợp là cá nhân thông qua doanh nghiệp: Tờ khai mẫu số 06/CNV – TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 92/2015-BTC;
Ngoài ra bên chuyển nhượng còn cần chuẩn bị thêm những tài liệu sau đây:
+ Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
+ Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Lưu ý: Ngoài các tài liệu đã được liệt kê ở trên, có thể cơ quan thuế có thể yêu cầu thêm: Cổ phiếu, phiếu thu, giấy ủy quyền, bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân của người chuyển nhượng, sổ đăng ký cổ đông.
Nơi nộp hồ sơ khai thuế khi chuyển nhượng cổ phần ở đâu?
Cá nhân, doanh nghiệp khai thay thực hiện nộp hồ sơ khai thuế tại Chi cục thuế hoặc Cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp.
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khi chuyển nhượng cổ phần?
Tối đa 10 ngày sau khi ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, cá nhân, phải thực hiện nộp hồ sơ khai thuế TNCN tới cơ quan quản lý thuế của doanh nghiệp.
Dịch vụ chuyển nhượng cổ phần của Công ty Luật Hoàng Phi
Luật Hoàng Phi cung cấp dịch vụ pháp lý trong việc tiến hành thủ tục chuyển nhượng cổ phần hàng đầu hiện nay tại thị trường Việt Nam.
Công ty Luật Hoàng Phi còn có những ưu điểm nổi trội như:
– Đội ngũ luật sư, tư vấn viên giỏi chuyên môn (được đào tạo bởi các trường đại học hàng đầu trên cả nước về mảng luật)
– Dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn, thực hiện thủ tục chuyển nhượng cổ phần cho nhiều doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ trên toàn quốc
– Quy trình làm việc chuyên nghiệp, khoa học giúp khách hàng tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí
– Hỗ trợ khách hàng mọi nơi, mọi lúc
– Thái độ làm việc tận tâm, tận tình, hết mình vì khách hàng
– Chi phí dịch vụ chuyển nhượng cổ phần hợp lý, phù hợp mọi đối tượng khách hàng
Nội dung công việc Luật Hoàng Phi sẽ thực hiện khi cung cấp dịch vụ chuyển nhượng cổ phần:
– Xem xét lại tất cả các giấy tờ, tài liệu cần thiết cung cấp bởi khách hàng. Đưa ra ý kiến tư vấn cũng như đề xuất các thay đổi cần thiết để điều chỉnh lại các giấy tờ tài liệu cho phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam;
– Soạn hồ sơ cho việc chuyển nhượng cổ phần;
– Đại diện nhà khách hàng làm việc với bên chuyển nhượng/bên nhận chuyển nhượng;
– Đại diện khách hàng làm việc với công ty để nộp hồ sơ chuyển nhượng công ty cổ phần về công ty;
– Tư vấn các vấn đề phát sinh (nếu có) trong quá trình thực hiện công việc
Chi phí dịch vụ chuyển nhượng cổ phần tại Luật Hoàng Phi
Chi phí dịch vụ của Công ty Luật Hoàng Phi là: 1.200.000 VNĐ (Một triệu hai trăm nghìn đồng)
Lưu ý: Chi phí mà Luật Hoàng Phi nêu không bao gồm 08% VAT. Quý khách hàng có nhu cầu xuất hóa đơn sẽ phải thanh toán thêm 10% VAT theo quy định pháp luật.
Hỏi đáp nhanh thủ tục chuyển nhượng cổ phần
Chuyển nhượng cổ phần có phải thông báo với Sở kế hoạch đầu tư không?
Theo quy định tại nghị định 108/2018/NĐ-CP thì “Việc thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập với Phòng Đăng ký kinh doanh chỉ thực hiện trong trường hợp cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua” do đó không cần đăng ký thay đổi thông tin cổ đông sáng lập trong trường hợp chuyển nhượng cổ phần.
Như vậy, theo quy định tại Nghị định 108/2018/NĐ-CP, các cổ đông chỉ cần thực hiện các thủ tục chuyển nhượng nội bộ công ty, không cần thực hiện thủ tục thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh- Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Nguyên tắc chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần?
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020.
Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần.
Các phương thức chuyển nhượng cổ phần
Theo quy định tại khoản 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020, chuyển nhượng cổ phần được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán.
– Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký.
– Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
Cách tính thuế chuyển nhượng cổ phần?
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất (20%)
Thu nhập tính thuế chuyển nhượng cổ phần = Giá bán chứng khoán – giá mua của chứng khoán chuyển nhượng – Các chi phí liên quan đến chuyển nhượng.
Trong đó:
1/ Giá bán chứng khoán:
+ Giá thực tế bán chứng khoán theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán nếu thuộc chứng khoán niêm yết hoặc chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã được đăng ký giao dịch với cơ quan có thẩm quyền.
+ Giá chuyển nhượng được ghi nhận trong hợp đồng chuyển nhượng với các loại chứng khoán khác.
– Giá mua của chứng khoán được xác định như sau:
+ Giá thực tế mua chứng khoán theo thông báo của Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán với loại chứng khoán niêm yết hoặc chứng khoán chưa niêm yết nhưng đã được đăng ký theo quy định pháp luật.
+ Giá ghi trên thông báo kết quá trung đấu gia cổ phần của công ty thực hiện đấu giá cổ phần và giấy nộp tiền nếu chứng khoán này mua thông qua hình thức đấu giá.
+ Giá được ghi tên hợp đồng chuyển nhượng.
– Chi phí chuyển nhượng là các khoản chi thực tế liên quan trực tiếp đến việc chuyển nhượng, có chứng từ, hóa đơn hợp pháp.
Chi phí chuyển nhượng bao gồm: chi phí thực hiện thủ tục pháp lý cho việc chuyển nhượng; Các khoản phí và lệ phí phải nộp cho việc chuyển nhượng; Phí lưu ký chứng khoán theo quy định của Ủy ban chứng khoán Nhà nước và chứng từ thu của công ty chứng khoán; Phí ủy thác chứng khoán trên chứng từ thu của đơn vị nhận ủy thác; Các chi phí giao dịch, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyển nhượng và các chi phí khác có chứng từ chứng minh.
Đối với cá nhân:
– Trường hợp là cá nhân cư trú:
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần x Thuế suất (0,1%).
Trong đó:
1/ Thu nhập tính thuế từ chuyển nhượng chứng khoán là giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
+ Giá thực tế chứng khoán hoặc giá thỏa thuận tại sở giao dịch chứng khoán với chứng khoán của công ty đại chúng giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.
+ Giá chuyển nhượng được ghi nhận trong hợp đồng chuyển nhượng hoặc giá thực tế chuyện nhượng, giá tại thời điểm lập báo cáo của công ty có chứng khoán chuyển nhượng áp dụng đối với các loại chứng khoán khác.
Thuế suất áp dụng là 0,1% trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Đối với cá nhân không cư trú cũng áp dụng theo công thức trên và mức thuế suất cũng là 0,1 % trên giá chuyển nhượng chứng khoán từng lần.
Giá chuyển nhượng trong trường hợp này là số tiền mà cá nhân nhận được theo hợp đồng chuyển nhượng vốn. Hoặc cơ quan thuế có quyền ấn định giá chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN TRỰC TIẾP HOẶC YÊU CẦU BÁO GIÁ
QUÝ KHÁCH GỌI: 0981.378.999 – 0981.393.686 (HỖ TRỢ 24/7)
—————–*****——————-
CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG LẮNG NGHE HOẶC BẠN CÓ THỂ CLICK VÀO Ô SAU ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC HỖ TRỢ
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Chuyển nhượng cổ phần có phải xuất hóa đơn không?
Từ quy định trên thấy được rằng khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc xuất hóa đơn GTGT. Do đó chuyển nhượng cổ phấn vẫn phải xuất hóa đơn theo quy...
Cách tính thuế chuyển nhượng cổ phần
Cá nhân có địa chỉ cư trú thực hiện chuyển nhượng vốn góp khai thuế theo từng lần chuyển nhượng không phân biệt có hay không phát sinh thu nhập khi chuyển...
Thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng cổ phần là bao lâu?
Thời gian tính tiền chậm nộp thuế được tính liên tục kể từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp tại Khoản 1 Điều 59 đến ngày liền kề trước ngày số tiền nợ...
Những điều cần biết về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
Trong thời điểm nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang gồng mình hết sức để có thể vượt qua được những tổn thất của cuộc khủng hoảng tài chính, thị trường hiện nay cũng đang đặt ra nhiều khó khăn và rắc rối hơn cho các doanh nhân, đòi hỏi họ phải lựa chọn ra được chiến lược khôn ngoan nhất cho sự sống còn của doanh...
Nộp thuế chuyển nhượng cổ phần tại đâu?
Chuyển nhượng cổ phần phải thực hiện theo thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng cổ phần thông qua hợp đồng thì các bên tham gia chuyển nhượng phải tuân thủ các quy định trong Bộ luật Dân...
Xem thêm