Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh
  • Thứ bẩy, 24/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1147 Lượt xem

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh là những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về quyền và nghĩa vụ hợp đồng giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì? 

Theo khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh, phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm theo quy định của pháp luật mà không thành lập tổ chức kinh tế.

Nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh

Hợp đồng hợp tác kinh doanh bao gồm những nội dung như sau:

– Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên tham gia hợp đồng; địa chỉ giao dịch hoặc địa điểm thực hiện dự án đầu tư;

– Mục tiêu và phạm vi hoạt động đầu tư kinh doanh;

– Đóng góp của các bên tham gia hợp đồng và phân chia kết quả đầu tư kinh doanh giữa các bên;

– Tiến độ và thời hạn thực hiện hợp đồng;

– Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;

– Sửa đổi, chuyển nhượng, chấm dứt hợp đồng;

– Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.

Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh là gì?

Tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh là những mâu thuẫn, xung đột, bất đồng về quyền và nghĩa vụ hợp đồng giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Các trường hợp tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh hiện nay

Các trường hợp tranh chấp hợp đồng về Hợp đồng hợp tác kinh doanh:

– Khởi kiện để yêu cầu rút vốn đầu tư, không đồng ý tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận.

– Tranh chấp về tài sản, lợi tức của hoạt động hợp tác kinh doanh.

– Tranh chấp liên quan đến việc minh bạch trong quản lý việc kinh doanh theo đúng thỏa thuận hợp đồng.

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Đầu tư 2020 quy định: “Tranh chấp liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam được giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải. Trường hợp không thương lượng, hòa giải được thì tranh chấp được giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án theo quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.”

– Phương thức thương lượng

Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thông qua việc các bên cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận, cùng nhau tìm phương án để giải quyết mâu thuẫn, không có sự tham gia của bên thứ ba. Theo đó Bản chất của Hợp đồng hợp tác kinh doanh là sự thỏa thuận của các nhà đầu tư về các vấn đề hợp tác kinh doanh.

Do vậy, phương thức thương lượng luôn được các bên ưu tiên lựa chọn đầu tiên khi giải quyết tranh chấp Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Phương thức này vừa giúp hóa giải được mâu thuẫn giữa các bên, vừa tiết kiệm được thời gian, chi phí. Tuy nhiên, việc thực hiện kết quả của thương lượng dựa trên tinh thần tự nguyện của các bên, không mang tính bắt buộc, cưỡng chế, nên trong một số trường hợp, thương lượng xong các vấn đề tranh chấp Hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng một hoặc các bên lại không thực hiện các thỏa thuận đã thương lượng.

– Phương thức hòa giải

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự hỗ trợ, giúp đỡ tham gia của bên thứ ba với vai trò trung gian để tìm ra phương án giải quyết. Đây là phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng hợp tác kinh doanh đơn giản, nhanh chóng, ít tốn kém. Tuy nhiên, nếu hòa giải không thành thì ưu điểm về chi phí thấp lại trở thành chi phí bổ sung cho các bên tranh chấp.

– Phương thức giải quyết bởi Trọng tài thương mại

Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại cũng là phương thức cần có sự hỗ trợ của bên thứ ba là Trọng tài viên nhằm chấm dứt các xung đột bằng việc đưa ra phán quyết trọng tài buộc các bên tôn trọng và thực hiện.

Lưu ý khi chọn trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp, các bên phải có thỏa thuận sử dụng trọng tài thương mại để giải quyết tranh chấp.

– Phương thức giải quyết tại Tòa án

Khi phát sinh tranh chấp Hợp đồng hợp tác kinh doanh mà các bên không tự thương lượng, hòa giải hoặc thương lượng, hòa giải không thành, không lựa chọn phương thức giải quyết bằng Trọng tài thì một trong các bên có thể nộp Đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

Việc giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC thì tùy từng vụ việc mà thẩm quyền có thể thuộc về Tòa án hoặc Trọng tài thương mại. Thông thường, các bên thỏa thuận việc giải quyết tranh chấp tại Trọng tài thương mại vì sự nhanh gọn và các trọng tài viên đều là người chuyên về đầu tư, kinh doanh.

Riêng Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh khi không áp dụng trọng tài thương mại có thể thực hiện tại Tòa án, Cụ thể:

Theo BLTTDS 2015, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC gồm: thẩm quyền theo vụ việc, thẩm quyền theo cấp tòa án và thẩm quyền theo lãnh thổ.

– Thẩm quyền theo vụ việc: Đối với tranh chấp hợp đồng BCC thì đây là tranh chấp giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh (nhà đầu tư) với nhau và đều có mục đích lợi nhuận thuộc loại vụ việc tranh chấp kinh doanh thương mại theo quy định tại khoản 1 Điều 30 BLTTDS 2015.

– Thẩm quyền theo lãnh thổ

+ Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm tranh chấp.

+ Trường hợp các đương sự thỏa thuận bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp.

– Thẩm quyền theo cấp tòa án

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 35 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng BCC thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện. Trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

– Đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng

Theo Điều 186 BLTTDS 2015, người khởi kiện tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nội dung đơn khởi kiện tuân thủ các yêu cầu theo luật định. 

– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

– Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm.

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

Lưu ý: Xác định thẩm quyền theo cấp của tòa án: những tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện. Những tranh chấp về kinh doanh thương mại còn lại sẽ do Tòa án cấp tỉnh xét xử.

Trong trường hợp có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Lúc này TAND cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết.

Bước 3: Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ khởi kiện

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

– Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

– Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;

– Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

– Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý vụ án.

Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh

Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, giỏi, nhiệt huyết và tận tâm, Luật Hoàng Phi luôn tự hào là đơn vị hàng đầu tư vấn và giải quyết các tranh chấp hợp đồng bao gồm các dịch vụ liên quan đến giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh. Theo đó, khi khách hàng sử dụng dịch vụ chúng tôi sẽ hỗ trợ thực hiện các công việc như sau:

– Tư vấn các quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng;

– Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp;

– Tư vấn, chuẩn bị liên hệ và đàm phán với các bên liên quan trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng;

– Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp hợp đồng, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;

– Trao đổi và hướng dẫn khách hàng thu thập tài liệu chứng cứ, cung cấp thông tin;

– Luật sư đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với các cơ quan Trọng tài, Tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng hợp tác kinh doanh. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết tại Luật Hoàng Phi có vướng mắc khác vui lòng liên hệ hotline: 0981.378.999 để được chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Đặc điểm quyền sở hữu công nghiệp 

Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Đối tượng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp? Để có câu trả lời, quý độc giả vui lòng tham khảo bài viết sau...

Thừa kế theo pháp luật là gì? Cách chia thừa kế theo pháp luật?

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định, căn cứ tại điều 649 Bộ luật Dân sự...

Tài sản là gì? Quy định pháp luật về tải sản?

Tài sản là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng phổ biến trong xã hội có nhà nước, có pháp luật và có tư hữu; các quyền và lợi ích của chủ thể đối với một đối tượng mà pháp luật quy định là tài sản....

Bên cạnh bản chất giai cấp, pháp luật còn mang bản chất nào sau đây?

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Bên cạnh bản chất giai cấp, pháp luật còn mang bản chất nào sau...

Người thuê nhà bị mất tài sản, chủ nhà có phải bồi thường không?

Tôi là chủ nhà, cho thuê nhà tại Chùa Láng, gần đây người thuê nhà của tôi bị mất xe máy và họ yêu cầu bồi thường, tôi có phải bồi thường tiền mất xe cho họ hay...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi