Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Thời gian nghỉ trong giờ làm việc được tính như thế nào?
  • Thứ sáu, 22/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 772 Lượt xem

Thời gian nghỉ trong giờ làm việc được tính như thế nào?

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về mặt sinh học lao động, sau khoảng thời gian làm việc liên tục, do người lao động phải tập trung cao độ để thực hiện việc làm, nên sức lao động dần giảm sút, mệt mỏi tăng lên, năng suất lao động thấp hơn

 

1. Khái niệm nghỉ trong giờ làm việc theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012

Theo quy định tại Điều 108 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

“- Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.

– Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.

– Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động”.

Thời gian nghỉ trong giờ làm việc được tính như thế nào?

Thời gian nghỉ trong giờ làm việc

2. Bình luận và phân tích vấn đề nghỉ trong giờ làm việc theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu về mặt sinh học lao động, sau khoảng thời gian làm việc liên tục, do người lao động phải tập trung cao độ để thực hiện việc làm, nên sức lao động dần giảm sút, mệt mỏi tăng lên, năng suất lao động thấp hơn. Vì thế, để giúp người lao động có thời gian thư giãn thần kinh, cơ bắp, thực hiện công việc có hiệu quả, tương tự pháp luật lao động các nước trên thế giới, Điều 108 BLLĐ quy định thời gian nghỉ trong giờ làm việc.

Thời gian nghỉ trong giờ làm việc là khoảng thời gian nghỉ khi làm việc liên tục 08 giờ ở điều kiện bình thường hoặc 06 giờ trong điều kiện đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, được tính vào thời giờ làm việc và được hưởng nguyên lương.

Thời gian nghỉ trong giờ làm việc của người lao động được quy định khác nhau tùy thuộc vào làm việc ban ngày hay ban đêm. Theo đó, người lao động được nghỉ ít nhất là 30 phút nếu làm việc ban ngày, ít nhất 45 phút nếu làm việc vào ban đêm. Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP bổ sung thêm trường họp người lao động làm việc trong ngày từ 10 giờ trở lên kể cả số giờ làm thêm thì không phụ thuộc ban đêm hay ban ngày, người lao động đều được nghỉ thêm ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc. Việc pháp luật quy định mức nghỉ tối thiểu như vậy nhằm mở đường cho các bên có thể thương lượng kéo dài thời gian nghỉ trong giờ làm việc. Thời điểm nghỉ do người sử dụng lao động quyết định, có thể quy định người lao động nghỉ cùng lúc hoặc luân phiên, tùy vào loại lao động hoặc yêu cầu công việc.

Thời gian nghỉ trong giờ làm việc được tính như thế nào?

Ngoài thời gian nghỉ nêu trên, khoản 3 Điều 108 quy định: “Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động”.

Quy định này không rõ ràng, dẫn đến hai cách hiểu. Cách hiểu thứ nhất, là ngoài thời gian nghỉ 30 phút hoặc 45 phút trên, người sử dụng lao động quy định thêm các đợt nghỉ ngắn khác. Mức thời gian nghỉ, thời điểm nghỉ của các đạt nghĩ ngắn này hoàn toàn do người sử dụng lao động quyết định và ghi trong nội quy lao động. Tuy nhiên, theo cách hiểu này, với tính chất và mục đích của nội quy lao động thì việc giao quyền cho người sử dụng quy định về điều kiện lao động (quyền nghỉ trong giờ làm việc) của người lao động liệu có tính khả thi và công bằng hay không? Cách hiểu thứ hai là, với thời gian nghỉ 30 phút hoặc 45 phút trong khoản 1, 2, người sử dụng lao động có thể quy định linh hoạt thành các đợt nghỉ ngắn và ghi trong nội quy lao động. Xét trên bình diện khoa học thì cách hiểu thứ nhất là phù hợp hơn. Tuy nhiên, các đợt nghỉ ngắn do người sử dụng lao động và đại diện tập thể lao động thương lượng và ghi trong thỏa ước lao động tập thể thay vì người sử dụng lao động quy định và ghi trong nội quy lao động như hiện nay sẽ vừa phù hợp với tính chất và mục đích của các văn bản, vừa bảo đảm tính khả thi của quy định.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Người lao động có được sắp xếp công việc mới khi công ty phá sản không?

Công ty phá sản sẽ dẫn tới việc chấm dứt hoạt động. Người lao động có được sắp xếp công việc mới khi công ty phá sản...

Công ty được chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp nào?

Công ty được chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi