Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có cần công chứng?
  • Thứ hai, 05/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1350 Lượt xem

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có cần công chứng?

Pháp luật không có quy định bắt buộc công chứng Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, do đó Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần dù có công chứng hay không công chứng thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần là một hoạt động pháp lý quen thuộc làm chuyển dịch quyền sở hữu của cổ đông sang cho tổ chức, cá nhân khác trong công ty cổ phần.

Đây cũng là một đặc trưng tạo nên sự linh hoạt trong cấu trúc vốn của công ty cổ phần. Vậy, Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có cần công chứng?, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần là gì?

Theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015, Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Là một hợp đồng dân sự, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mang đầy đủ tính chất của hợp đồng nói chung.

Theo đó, Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có thể hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, trong đó việc cổ đông chuyển quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ cổ phiếu của mình cho người khác và bên nhận chuyển nhượng cổ phần phải thanh toán cho bên chuyển nhượng cổ phần.

Để hiểu rõ bản chất của hợp đồng chuyển nhượng cổ phần chúng ta có thể tìm hiểu thông qua đặc điểm của chuyển nhượng cổ phần trong phần tiếp theo của bài viết Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có cần công chứng?

Đặc điểm của chuyển nhượng cổ phần

Chuyển nhượng cổ phần có các đặc điểm riêng biệt giúp chúng ta phân biệt chúng với các hoạt động khác như chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sở hữu tài sản,…cụ thể như sau:

– Chuyển nhượng cổ phần làm dịch chuyển quyền sở hữu từ cổ đông này sang cổ đông khác hoặc các tổ chức, cá nhân không phải cổ đông của công ty

Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện thông qua các hình thức giao dịch khác nhau như mua bán, thừa kế, tặng cho,… Khi cổ đông chuyển nhượng toàn bộ cổ phần sẽ xóa bỏ quyền sở hữu và tư cách cổ đông trong công ty cổ phần. Bên cạnh đó xác lập tư cách cổ đông của tổ chức, cá nhân khác.

Chuyển nhượng cổ phần không làm thay đổi vốn điều lệ của công ty cổ phần trên thực tế.

Việc chuyển nhượng cổ phần làm thay đổi cơ cấu cổ đông và cấu trúc vốn của công ty cổ phần. Tuy nhiên, không làm tăng hoặc giảm số lượng cổ phần của công ty đó. Như vậy, vốn điều lệ, quy mô doanh nghiệp không có sự thay đổi hay ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, sự thay đổi về cơ cấu cổ đông có thể có những thay đổi tích cực đối với chiến lược và hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Bởi, chuyển nhượng cổ phần có thể dẫn đến tăng hoặc giảm số lượng cổ đông và thay đổi về cả phiếu biểu quyết của mỗi cổ đông, từ đó thay đổi sự tác động của họ đối với các vấn đề quan trong của công ty.

– Chuyển nhượng cổ phần có thể phát sinh lợi nhuận

Các chủ thể có trong quan hệ chuyển nhượng cổ phần có thể thực hiện chuyển nhượng thông qua nhiều hình thức khác nhau như mua bán, thừa kế, tặng cho,… Trong khi đó, không phải mọi hình thức đều có thể phát sinh lợi nhuận, chẳng hạn như chuyển nhượng thông qua thừa kế hoặc tặng cho.

Khi chuyển nhượng bằng hình thức mua bán có thể đem đến những lợi nhuận nhất định. Giá trị cổ phần có thể tăng lên hoặc giảm xuống phụ thuộc vào thực trạng hoạt động sản xuất của công ty. Dựa vào sự am hiểu thị trường, cổ đông có thể bán ra hoặc mua vào số lượng cổ phần nhất định để tìm kiếm lợi nhuận thông qua sự chênh lệch về giá cổ phiếu.

– Chuyển nhượng cổ phần cần phải tuân thủ các nguyên tắc, điều kiện chuyển nhượng mà Điều lệ công ty và pháp luật quy định.

Các trường hợp bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần

Nhìn chung, các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần theo quy định của pháp luật trừ các trường hợp hạn chế sau:

– Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông, trừ các trường hợp sau:

+ Cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp;

+ Cổ phần đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập.

– Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.

Thủ tục chuyển nhượng cổ phần như thế nào?

Việc chuyển nhượng cổ phần được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

– Chuyển nhượng cổ phần thông qua hợp đồng hoặc thông qua thị trường chứng khoán.

+ Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký.

+ Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

– Nộp hồ sơ kê khai thuế thu nhập cá nhân

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế chuyển nhượng cổ phần, cá nhân phải nộp hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân.

Hồ sơ khai thuế chuyển nhượng cổ phần bao gồm:

+ Tờ khai thuế theo mẫu 04/CNV-TNCN ban hành kèm theo thông tư số 92/2015/NĐ-CP;

+ Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

– Đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông

Công ty phải đăng ký thay đổi cổ đông trong sổ đăng ký cổ đông theo yêu cầu của cổ đông có liên quan trong thời hạn 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu theo quy định tại Điều lệ công ty.

 Cá nhân, tổ chức nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ theo quy định được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông.

– Thông báo thay đổi thông tin của cổ đông sáng lập, nếu cổ đông sáng lập chưa thanh toán hoặc chỉ thanh toán một phần số cổ phần đã đăng ký mua.

Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có cần công chứng không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 119 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự như sau:

Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Ngoài ra theo quy định tại Khoản 2 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:

Điều 127. Chuyển nhượng cổ phần

2. Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng hoặc giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc người đại diện theo ủy quyền của họ ký. Trường hợp giao dịch trên thị trường chứng khoán thì trình tự, thủ tục chuyển nhượng được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

Từ quy định trên thấy được rằng việc chuyển nhượng cổ phần là một hoạt động nội bộ, không phải nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư, trừ trường hợp cổ đông sáng lập chưa hoàn thành nghĩa vụ thanh toán. Bên cạnh đó, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần không cần thực hiện thủ tục công chứng.

Như vậy, pháp luật không có quy định bắt buộc công chứng Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, do đó Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần dù có công chứng hay không công chứng thì hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.

Tuy nhiên, việc thực hiện Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần cũng có thể lựa chọn hình thức công chứng tại văn phòng công chứng. 

Tại sao nên công chứng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần?

Như nội dung đã phân tích ở trên thì hợp đồng chuyển nhượng cổ phần không bắt buộc phải công chứng tuy nhiên do pháp luật không cấm nên cá nhân, tổ chức hoàn toàn có thể công chứng Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần.

Việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có vai trò quan trọng, cụ thể như sau:

– Có căn cứ về việc chuyển nhượng cổ phần lưu tại tổ chức công chứng, không sợ mất, thất lạc, có thể xin trích sao trong trường hợp cần thiết.
– Giảm nghĩa vụ chứng minh trong trường hợp có tranh chấp xảy ra (nếu không có thể phải chứng minh việc chuyển nhượng là có thực).

– Miễn trách nhiệm trong trường hợp công ty làm ăn thua lỗ mà các cổ đông cũ bỏ trốn (tra thông tin trên phòng đăng ký kinh doanh chỉ ra thông tin cổ đông sáng lập).

Việc công chứng hợ đồng chuyển nhượng cổ phần đảm bảo chắc chắn giá trị pháp lý của hợp đồng, cụ thể:

Theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định:

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

– Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Có thể thấy được rằng hợp đồng chuyển nhượng cổ phần không bắt buộc phải công chứng nhưng nên thực hiện để bảo đảm quyền lợi của các bên một cách tốt nhất.

Như vậy, qua bài viết Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có cần công chứng không? Luật Hoàng Phi đã cung cấp cho quý bạn đọc các thông tin hữu ích về hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, các đặc điểm của chuyển nhượng cổ phần, trình tự thủ tục chuyển nhượng cổ phần theo quy định hiện hành. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi