Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?
  • Thứ ba, 05/03/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 130 Lượt xem

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư pháp.

Vi bằng là gì?

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.

Hiểu đơn giản Vi bằng là văn bản mô tả, ghi nhận lại những hành vi, sự kiện xảy ra trong thực tế do chính Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, trong văn bản này có thể kèm theo hình ảnh, âm thanh, video trong một số trường hợp cần thiết.

Lưu ý: Việc lập vi bằng cần tuân thủ nghiêm ngặt về hình thức và nội dung của văn bản theo quy định. Vi bằng có thể được sao chép, sử dụng làm chứng cứ lâu dài.

Khi nào nên lập vi bằng?

Vi bằng được lập theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi toàn quốc nhằm ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật trừ các trường hợp quy định. Theo khuyến nghị của Bộ Tư pháp, những trường hợp sau là cần thiết để lập vi bằng:

– Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê nhà; Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà.

– Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình;

– Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm;

– Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái pháp luật;

– Xác nhận tình trạng tài sản trước khi ly hôn, thừa kế;

– Xác nhận việc giao hàng kém chất lượng;

– Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh;

– Xác nhận hàng giả bày bán tại cơ sở kinh doanh, thương mại;

– Xác nhận việc tổ chức cuộc họp của Đại hội đồng cổ đông;

– Xác nhận mức độ ô nhiễm;

– Xác nhận sự chậm trễ trong thi công công trình;

– Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu;

– Xác nhận các giao dịch mà theo quy định của pháp luật không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng; những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp;

– Xác nhận các hành vi trái pháp luật trong lĩnh vực tin học, báo chí, phát thanh, truyền hình như: đưa các thông tin không đúng sự thực; đưa thông tin khi chưa được phép người có thẩm quyền; vu khống…

– Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do người khác gây ra;

– Xác nhận các sự kiện pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

– Xác nhận việc từ chối thực hiện công việc của cá nhân, tổ chức mà theo quy định của pháp luật cá nhân, tổ chức đó phải thực hiện;

Vi bằng có giá trị pháp lý không?

Căn cứ Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận hành vi, sự kiện có thật trong phạm ti toàn quốc, trừ các trường hợp quy định. Theo quy định, Các tài liệu của vi bằng có giá trị làm chứng cứ để tòa xem xét nếu có tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi đã được lập vi bằng và giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính. Đồng thời, vi bằng cũng là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa cơ quan – tổ chức- cá nhân.

Trong trường hợp cần thiết tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng.

Đồng thời, thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân… phải có mặt khi được triệu tập.

Tính đến thời điểm thực hiện nội dung bài viết thì chưa có văn bản nào quy định thời hiệu cụ thể của vi bằng, kể cả Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Theo đó, vi bằng được lập và đăng ký sẽ có giá trị chứng cứ tại thời điểm đăng ký; vi bằng không bị mất giá trị nếu Tòa án không hủy.

Lưu ý: Mặc dù được sao chép, sử dụng làm chứng cứ nhưng vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Cụ thể Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác, còn văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng.

Trường hợp nào không được lập vi bằng?

Thừa phát lại không lập vi bằng trong các trường hợp sau đây:

– Trong trường hợp liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

– Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng bao gồm: Xâm phạm mục tiêu về an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước; vi phạm quy định ra, vào, đi lại trong khu vực cấm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự; vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo vệ công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự.

– Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự; trái đạo đức xã hội.

– Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

– Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.

– Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.

– Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.

– Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư pháp.

Khi đã ghi nhận một sự kiện, hành vi đã xảy ra trên thực tế một cách hợp pháp, đúng theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định thì vi bằng sẽ là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính nên sẽ không bị mất đi giá trị theo thời gian.

Nếu có căn cứ cho rằng vi bằng vi phạm các trường hợp không được lập vi bằng hay vi phạm các quy định về trình tự, thủ tục thì Tòa án sẽ ra quyết định hủy vi bằng đó.

Như vậy, thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng sẽ không bị giới hạn, vi bằng khi được lập và đăng ký theo đúng trình tự, thủ tục pháp luật quy định thì sẽ có hiệu lực và chỉ bị vô hiệu khi bị hủy bởi Tòa án hay cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Thanh lý hợp đồng thuê nhà có phải công chứng?

Khi thực hiện thanh lý hợp đồng khi thuê nhà, bên muốn chấm dứt phải thông báo trước về ý định của mình cho bên còn lại về ý định của mình và thực hiện chấm dứt hợp đồng tuân thủ theo các quy định đã được nêu trước đó hoặc theo quy định của pháp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi