Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Thủ tục chấm dứt hợp đồng vay trước kỳ hạn?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7299 Lượt xem

Tư vấn Thủ tục chấm dứt hợp đồng vay trước kỳ hạn?

Tôi hiện đang có một hợp đồng vay trả góp với kỳ hạn 24 tháng. Sau một thời gian thực hiện, tôi muốn thanh toán một lần để chấm dứt hợp đồng vay trên, tuy nhiên bên cho vay đưa ra cách tính và những khoản chi phí bất hợp lý không được ghi trong hợp đồng để yêu cầu tôi thanh toán. Vậy tôi cần làm gì trong trường hợp này?

Câu hỏi:

Thưa luật sư, hiện tại tôi đang vay 1 khoản vay trả góp của công ty tài chính PPF là 20 triệu đồng trong 24 tháng, tôi đã trả góp được 7 tháng( mỗi tháng phải trả là 1.844.000đ). Hiện tại tôi đã có đủ tài chính để thanh lý hợp đồng vay. Theo như hợp đồng ký kết tôi sẽ phải trả số nợ gốc còn lại+10% nợ gốc tính ra khoảng 15 triêu vnđ. Nhưng bên phía công ty tài chính yêu cầu tôi phải trả 1 khoản hơn 22 triệu đồng( bao gồm rất nhiều khoản trả vô lý không có ghi trong hợp đồng). Tôi rất bức xúc không biết nên làm thế nào, nếu tôi không thanh toán như họ yêu cầu, họ sẽ kiện tôi ra pháp luật.

Tôi hoang mang lắm, sợ ảnh hưởng tới công việc của tôi, Kính mong luật sư tư vấn giúp tôi những vướng mắc về pháp luật.

Tư vấn Thủ tục chấm dứt hợp đồng vay trước kỳ hạn?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn, luật sư của Hoàng Phi xin có một số ý kiến tư vấn như sau:

Thứ nhất, hợp đồng vay của bạn là hợp đồng vay trả góp có kỳ hạn mà cụ thể là 24 tháng. Vậy nên, bên cạnh việc phải tuân thủ nội dung hợp đồng trong quá trình thực hiện thì hai bên cũng cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hợp đồng vay tài sản tại mục 4 chương XVI Bộ luật dân sự 2015.

Vì những thỏa thuận cụ thể trong hợp đồng không được bạn đề cập nên chúng tôi xin được tư vấn trên cơ sở các quy định của pháp luật dân sự. Trong trường hợp này, hợp đồng vay của bạn có kỳ hạn là 24 tháng, đồng thời hai bên thỏa thuận hình thức thanh toán là trả hàng tháng tiền nợ gốc và tiền lãi  và sau 7 tháng thực hiện thì bạn đã có đủ khả năng tài chính và muốn thanh toán toàn bộ nghĩa vụ với bên cho vay để chấm dứt hợp đồng. Về vấn đề thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn, điều 470 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.

2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Theo như thông tin bạn cung cấp thì trong hợp đồng hai bên có thỏa thuận về trường hợp chấm dứt hợp đồng trước kỳ hạn và cả phương thức thực hiện :bạn phải thanh toán số nợ gốc còn lại cùng 10% nợ gốc cho phía công ty PPF. Nếu đây là thỏa thuận trong hợp đồng thì pháp luật tôn trọng thỏa thuận đó theo quy định tại khoản 2 điều 470 Bộ luật dân sự nêu trên và bạn chỉ cần căn cứ vào nội dung hợp đồng để thực hiện nghĩa vụ của mình mà thôi.

Thứ hai, về việc phía bên cho vay đưa ra cách tính không hợp lý làm tăng số tiền bạn phải trả để chấm dứt hợp đồng vay. Nếu những khoản chi phí đó hoàn toàn không được quy định trong hợp đồng như bạn đề cập thì phía chủ nợ không có quyền yêu cầu bạn trả những khoản tiền đó. Bạn không cần phải lo lắng trong trường hợp này bởi nếu phía công ty PPF khởi kiện ra Tòa thì với tư cách là đương sự, theo quy định của khoản 1 điều 91 Luật tố tụng dân sự 2015 thì họ có nghĩa vụ chứng minh cho yêu cầu của mình

Điều 91. Nghĩa vụ chứng minh

1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.

Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;

c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.

Do đó, nếu bạn giữ hợp đồng và chắc chắn rằng những khoản chi phí tính thêm và cách tính của bên cho vay không được thỏa thuận đến trong hợp đồng thì bạn sẽ không phải trả những khoản tiền vô lý đó.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.


Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật Dân sự về nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Câu hỏi: Nghĩa vụ trả tiền khi hợp đồng vay vô hiệu do lừa dối như thế nào?

Xin chào công ty Luật Hoàng Phi, tôi là Đinh Ngọc Triều, tôi có một vấn đề xin được Luật sư tư vấn như sau:

Lúc trước ba tôi có vay nợ của bà Hoàng Thị Nho 150 triệu và đã trả được 50 triệu. Khi vay nợ và trả nợ giữa hai bên hoàn toàn không có giấy tờ gì cả. Chỉ tin tưởng nhau vì là chỗ thân quen lâu năm. Từ khi trả được một phần nợ đến nay đã hơn 1 năm và đôi bên không có xảy ra mâu thuẫn. Ba tháng trước, bà Nho có nhờ ba tôi làm giấy cam kết thiếu nợ 150 triệu để ngân hàng không xem xét mà không xiết nhà. Vì vậy 2 bên đã làm giấy cam kết đó và đi chứng thực. Không ngờ bây giờ bà Nho lấy giấy cam kết thiếu nợ nhờ bên dịch vụ đòi nợ thuê để ép ba tôi phải trả nợ. Hiện gia đình tôi rất áp lực vì bên dịch vụ liên tục hâm dọa. Được biết lúc viết đơn cam kết có bổ sung nội dung đã trả 50 triệu nhưng khi đi chứng thực thì không có. Vậy trường hợp này, gia đình tôi phải giải quyết như thế nào?  Mong luật sư tư vấn cho gia đình tôi hướng giải quyết tốt nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Trả lời:

 Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo như bạn trình bày, ban đầu là ba bạn có nợ của bà Hoàng Thị Nho số tiền là 150 triệu, sau đó ba bạn đã trả cho bà Nho được 50 triệu. Khi vay và trả lúc này đều là giao dịch dân sự không có giấy tờ. Sau đó hai bên có thỏa thuận làm một hợp đồng dân sự vay tài sản với nội dung vay là 150 triệu đồng có đi chứng thực. Nhưng trước đó 2 bên đã viết 1 bản cam kết là ba bạn đã trả 50 triệu rồi, bản cam kết này thì lại không đi kèm với hợp đồng đã chứng thực. Bây giờ xảy ra tranh chấp về số tiền ba bạn phải trả cho bà Nho.

Hiện nay hợp đồng dân sự được giao kết dưới hình thức văn bản2 loạihợp đồng không có công chứng, chứng thực và hợp đồng được chứng thực ở cơ quan nhà nước hoặc công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng. Đối với những loại hợp đồng có tính chất phức tạp, dễ xảy ra tranh chấp và đối tượng của nó là những tài sản mà Nhà nước cần phải quản lí, kiểm soát khi chúng được dịch chuyển từ chủ thể này sang chủ thể khác thì các bên phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực.

Theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành thì hợp đồng vay tài sản không yêu cầu phải công chứng, chứng thực nhưng để bảo đảm cho quyền lợi của mình thì một số trường hợp, các bên vẫn lựa chọn hình thức công chứng hoặc chứng thực để giao kết hợp đồng. Hợp đồng được lập ra theo hình thức này có giá trị chứng cứ cao nhất, ở đây là có giá trị chứng cứ cao nhất chứ không phải giá trị pháp lý cao nhất, bởi các hợp đồng được lập ra một cách hợp pháp thì đều có giá trị pháp lý như nhau.

Như vậy có thể hiểu là giấy cam kết với nội dung đã trả nợ 50 triệu và hợp đồng vay 150 triệu giữa 2 bên là có hiệu lực pháp lý như nhauviệc hợp đồng nào được kí kết trước cũng đều không ảnh hưởng tới giá trị nội dung của giao dịch dân sự. Trường hợp xảy ra tranh chấp giữa ba bạn và bà Nho là do bà Nho cho rằng hợp đồng chứng thực có saucó giá trị pháp lý cao hơn bản cam kết trước đó nên yêu cầu ba bạn phải trả nợ 150 triệu, điều này là vô căn cứ. Bà Nho đã cố tình lừa dối ba bạn để tham gia kí hợp đồng công chứng với nội dung nợ 150 triệu.

Do đó, để bảo vệ quyền lợi của ba bạn trong tình huống này bạn cần phải đưa ra giấy cam kết đã trả nợ 50 triệu mà 2 bên đã kí. Nếu bà Nho không chấp nhận nội dung của bản cam kết thì bạn có thể gửi đơn lên Tòa án để yêu cầu giải quyết. Tòa án có thể tuyên bố hợp đồng công chứng vô hiệu do lừa dối theo quy định tại Điều 127 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 127. Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”

Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của gia đình bạn, nếu không đạt được sự thống nhất giữa ba bạn và bà Nho thì ba bạn cần gửi đơn lên Tòa án để giải quyết, thời hiệu tuyên bố giao dịch dân dân sự vô hiệu áp dụng theo Điều 132 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

Điều 132. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

1. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu quy định tại các Điều 125, 126, 127, 128 và 129 của Bộ luật này là 02 năm, kể từ ngày:

a) Người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự biết hoặc phải biết người được đại diện tự mình xác lập, thực hiện giao dịch;

b) Người bị nhầm lẫn, bị lừa dối biết hoặc phải biết giao dịch được xác lập do bị nhầm lẫn, do bị lừa dối;

c) Người có hành vi đe dọa, cưỡng ép chấm dứt hành vi đe dọa, cưỡng ép;

d) Người không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình xác lập giao dịch;

đ) Giao dịch dân sự được xác lập trong trường hợp giao dịch dân sự không tuân thủ quy định về hình thức.

2. Hết thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều này mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự có hiệu lực.

3. Đối với giao dịch dân sự quy định tại Điều 123 và Điều 124 của Bộ luật này thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu không bị hạn chế”.

Như vậy, căn cứ theo quy định trên, nếu chưa hết thời hiệu 2 năm kể từ ngày giao kết hợp đồng công chứng thì khi bạn vẫn gửi đơn lên Tòa án, Tòa án sẽ bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên.

Trường hợp mà không còn bản cam kết giữa hai bên, không có người làm chứng, hoặc các chứng cứ chứng minh ba bạn đã trả nợ 50 triệu cho bà Nho thì ba bạn phải thực hiện nghĩa vụ trả 150 triệu theo đúng như hợp đồng công chứng.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi