Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Thủ tục công chứng, chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3529 Lượt xem

Thủ tục công chứng, chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản

Sau khi thỏa thuận phân chia di sản, những người thừa kế muốn thực hiện công chứng, chứng thực văn bản phân chia di sản. Vậy, thủ tục công chứng, chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản được thực hiện như thế nào?

Câu hỏi:

Sau khi thỏa thuận phân chia di sản, những người thừa kế muốn thực hiện công chứng, chứng thực văn bản phân chia di sản. Vậy, thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản được thực hiện như thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Về trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Những người thừa kế có thể thỏa thuận văn bản phân chia di sản cần phải được công chứng, chứng thực.

+ Thủ tục công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản được quy định tại Luật công chứng năm 2014.

+ Thủ tục chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản được quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực về hợp đồng, giao dịch.

Đối với thủ tục công chứng tại Cơ quan công chứng, Điều 57 Luật công chứng 2014 quy định về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản như sau:

” 1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.

Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.

2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.

Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.

3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.”

Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyển sở hữu tài sản và những ngưòi yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng, việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, Công chứng viên tiến hành xác minh.

Văn bản thoả thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.

Đối với văn bản thoả thuận phân chia di sản tuân theo quy định về chứng thực chữ ký tại Điều 24 Nghị định 23/2015/NĐ-CP. Theo đó “Chứng thực chữ ký” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người yêu cầu chứng thực.”

Theo Điều 24 nói trên thì cá nhân yêu cầu chứng thực chữ ký của mình phải xuất trình các giấy tờ sau đây:

 “a) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng;

b) Giấy tờ, văn bản mà mình sẽ ký.”

Thẩm quyền chứng thực chữ ký trong văn bản thoả thuận phân chia di sản bằng tiếng Việt là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn; nếu văn bản thỏa thuận phân chia di sản được viết bằng tiếng nước ngoài, sau đó được dịch ra tiếng Việt thì thuộc thẩm quyền của Trưởng phòng hoặc Phó trưởng phòng Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Người yêu cầu chứng thực (gồm tất cả những người thừa kế thỏa thuận phân chia di sản) phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Người thực hiện chứng thực phải ghi rõ ngày, tháng, năm chứng thực; địa điểm chứng thực; số giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu chứng thực, ngày cấp, nơi cấp; chữ ký trong giấy tờ, văn bản đúng là chữ ký của người yêu cầu chứng thực; sau đó ký và ghi rõ họ, tên và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền chứng thực.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi