Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 633 Lượt xem

Trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ

Để giúp Quý độc giả hiểu rõ hơn về Trình tự, thủ tục chào bán chứng khoán riêng lẻ, Chúng tôi thực hiện bài viết này. Mời Quý vị tham khảo nội dung bài viết.

Ở các nước phát triển, chủ thể chào bán chứng khoán riêng lẻ thường được miễn áp dụng chế độ công bố thông tin. Nhà đầu tư vào chứng khoán chào bán riêng lẻ thường là các nhà đầu tư có tổ chức như các công ty bảo hiểm nhân thọ, các quỹ hưu trí hoặc các ngân hàng thương mại. Đó là những nhà đầu tư lão luyện, có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để tìm kiếm thông tin về tổ chức phát hành, để phân tích thông tin một cách chuẩn xác trước khi xuất vốn đầu tư vào một loại chứng khoán nào đó.

Vì vậy pháp luật không nhất thiết phải bảo vệ những nhà đầu tư này bằng chế độ công bố thông tin bắt buộc áp dụng đối với các chủ thể phát hành riêng lẻ. Tương tự khi công ti phát hành chứng khoán riêng lẻ cho một số cán bộ chủ chốt của công ti, những người nắm bắt và thấu hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ti, công ti cũng được miễn công bố thông tin. dụ, Luật chứng khoán năm 1933 của Mỹ cho phép miễn áp dụng chế độ công bố doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó có quyết định đầu tư thoả đáng. 

Doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật về năng lực kinh doanh, thể hiện ở số lãi của hoạt động sản xuất, kinh doanh năm liền kề trước năm phát hành. Với điều kiện này, chỉ doanh nghiệp làm ăn hiệu quả mới được vay vốn thông qua chào bán trái phiếu; những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ không thể có được quyền năng huy động vốn này. Điều kiện này được đặt ra để loại trừ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả tham gia vào quá trình huy động vốn bằng chào bán trái phiếu nhằm ngăn chặn rủi ro tiềm tàng cho nhà đầu tư. 

Doanh nghiệp phải hoạch định được đường đi nước bước cụ thể cần tiến hành để chào bán trái phiếu riêng lẻ, thể hiện ở chỗ doanh nghiệp có phương án phát hành trái phiếu đã được tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền của doanh nghiệp thông qua. 

Phương án phát hành trái phiếu do doanh nghiệp phát hành đề ra làm cơ sở cho việc chào bán trái phiếu và phải thể hiện được các nội dung cần thiết, giúp nhà đầu tư có thể quyết định nên hay không nên đầu tư vào loại trái phiếu sẽ được chào bán trong mối quan hệ so sánh với các loại trái phiếu doanh nghiệp khác cũng có mặt trên thị trường chứng khoán.

dụ, nội dung của phương án phát hành trái phiếu phải giúp nhà đầu tư xác định được vốn mà mình cho doanh nghiệp vay thông qua việc đầu tư vào trái phiếu của doanh nghiệp sẽ được dùng vào mục đích gì; tổng khối lượng trái phiếu sẽ phát hành; kì hạn trả nợ và mức lãi suất mà mình được hưởng là bao nhiêu; địa điểm bán trái phiếu, thanh toán nợ gốc và lãi trái phiếu, dự kiến nguồn thanh toán gốc và lãi trái phiếu…

Nếu chào bán trái phiếu chuyển đổi, phương án phát hành trái phiếu của doanh nghiệp còn phải thể hiện thêm một vài nội dung khác như tỉ lệ chuyển đổi từ trái phiếu sang cổ phiếu, thời hạn chuyển đổi, biên độ biến động giá cổ phiếu. 

Tuỳ thuộc vào hình thức sở hữu của doanh nghiệp phát hành trái phiếu và vào loại trái phiếu sẽ được chào bán mà cơ quan có thẩm quyền thông qua phương án phát hành trái phiếu có khác nhau. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, cơ quan này là hội đồng quản trị (trường hợp công ty cổ phần), hoặc hội đồng thành viên (trường hợp công ti trách nhiệm hữu hạn) nếu chào bán trái phiếu thường, hoặc đại hội cổ đông của công ty cổ phần trong trường hợp chào bán trái phiếu chuyển đổi. Đối với doanh nghiệp nhà nước (kể cả tổ chức tín dụng thuộc sở hữu nhà nước), phương án chào bán trái phiếu phải được Bộ tài chính chấp thuận. 

>>>>> Xem thêm: Chứng khoán là gì?

Công bố thông tin trước khi chào bán chứng khoán riêng lẻ 

Ở các nước phát triển, chủ thể chào bán chứng khoán riêng lẻ thường được miễn áp dụng chế độ công bố thông tin. Nhà đầu tư vào chứng khoán chào bán riêng lẻ thường là các nhà đầu tư có tổ chức như các công ty bảo hiểm nhân thọ, các quỹ hưu trí hoặc các ngân hàng thương mại. Đó là những nhà đầu tư lão luyện, có đủ trình độ chuyên môn và kinh nghiệm để tìm kiếm thông tin về tổ chức phát hành, để phân tích thông tin một cách chuẩn xác trước khi xuất vốn đầu tư vào một loại chứng khoán nào đó.

Vì vậy pháp luật không nhất thiết phải bảo vệ những nhà đầu tư này bằng chế độ công bố thông tin bắt buộc áp dụng đối với các chủ thể phát hành riêng lẻ. Tương tự khi công ti phát hành chứng khoán riêng lẻ cho một số cán bộ chủ chốt của công ti, những người nắm bắt và thấu hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ti, công ty cũng được miễn công bố thông tin.

dụ, Luật chứng khoán năm 1933 của Mỹ cho phép miễn áp dụng chế độ công bố thông tin đối với chủ thể phát hành riêng lẻ. Tuy nhiên, đến năm 1953 Toà án tối cao Mỹ khi xét xử vụ kiện giữa Uỷ ban chứng khoán và giao dịch chứng khoán Mỹ và công ti Ralston Purina, đã phán xét rằng liệu chủ thể chào bán chứng khoán riêng lẻ có được miễn áp dụng chế độ công bố thông tin hay không hoàn toàn phụ thuộc vào việc liệu người được chào bán chứng khoán có cần được bảo vệ theo quy định trong Luật chứng khoán năm 1933.

Để xác định câu trả lời, Toà án tối cao Mỹ đã đưa ra hai tiêu chí cần tiếp tục làm rõ: (1) Liệu người được chào bán chứng khoán có khả năng tiếp cận những thông tin cần thiết để quyết định đầu tư; và (2) Liệu những người được chào bán chứng khoán có khả năng tự vệ (tức khả năng tự xử lí thông tin)..” Như vậy rõ ràng theo án lệ của Mỹ, để xác định xem liệu chủ thể phát hành có được miễn áp dụng chế độ công bố thông tin, không thể đơn thuần dựa vào số lượng các nhà đầu tư bỏ vốn mua chứng khoán là nhiều hay ít mà phải dựa vào khả năng tiếp cận thông tin của tổ chức phát hành và phân tích những thông tin đó của nhà đầu tư.

Ở Việt Nam, trước đây, nói đến chào bán chứng khoán riêng lẻ là nói đến những cuộc chào bán chứng khoán trong đó người lao động trong doanh nghiệp là những đối tượng chủ yếu được chào bán chứng khoán. Hiện nay, Luật chứng khoán sửa đổi căn cứ vào số lượng nhà đầu tư không chuyên nghiệp được chào bán (con số này có thể lên tới 99 người) và phương tiện thông tin được sử dụng để tổ chức việc chào bán chứng khoán nhằm phân biệt chào bán riêng lẻ với chào bán ra công chúng.

Như vậy, hiển nhiên nhiều nhà đầu tư mua chứng khoán trong đợt chào bán riêng lẻ không phải là những nhà đầu tư chuyên nghiệp để có thể tự thu thập và tự phân tích thông tin về tổ chức phát hành và về loại chứng khoán sẽ được phát hành. Vì vậy, tương tự như trường hợp chào bán chứng khoán ra công chúng, chủ thể chào bán chứng khoán riêng lẻ cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về công bố thông tin trước khi phát hành để đảm bảo hoạt động phát hành công khai, minh bạch, công bằng và bảo vệ quyền cũng như lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Tuỳ thuộc vào loại chứng khoán sẽ chào bán riêng lẻ mà chủ thể phát hành phải cung cấp những thông tin khác nhau. 

Trường hợp chào bán trái phiếu, chủ thể phát hành phải cung cấp một số thông tin phản ánh tình hình tài chính, uy tín của doanh nghiệp phát hành và quyền lợi của người sở hữu trái phiếu.

Thứ nhất, chủ thể phát hành phải công khai báo cáo tài chính đã được kiểm toán của năm trước năm phát hành làm cơ sở cho nhà đầu tư đánh giá thực trạng tình hình kinh doanh của tổ chức phát hành.

Thứ hai, tổ chức phát hành phải công bố phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua để giúp nhà đầu tư biết được một cách sơ bộ mục đích của cuộc chào bán, khối lượng, kì hạn và lãi suất trái phiếu chào bán để có thể dự đoán được mức lãi mà mình được hưởng nếu đầu tư vào loại trái phiếu sẽ chào bán.

Thứ ba, tổ chức phát hành phải công khai kết quả xếp loại của tổ chức định mức tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu và loại trái phiếu chào bán. Đây là thông tin quan trọng, giúp nhà đầu tư có thể có được hình dung tương đối chính xác về thứ bậc của tổ chức phát hành và mức độ rủi ro của trái phiếu mà tổ chức đó sẽ chào bán trong mối quan hệ với các tổ chức phát hành khác và trái phiếu của những tổ chức đó trên thị trường chứng khoán.

Thứ , tổ chức phát hành phải công bố quyền lợi của người mua trái phiếu và cam kết của mình đối với người sở hữu trái phiếu. Đây là thông tin cần thiết giúp nhà đầu tư có thể biết được quyền lợi của mình sau khi trở thành người sở hữu trái phiếu và có cơ sở để xem xét liệu quyền lợi của mình có được tổ chức phát hành đảm bảo thực hiện. 

Ngoài ra, tùy thuộc vào loại trái phiếu sẽ chào bán là trái phiếu chuyển đổi hay trái phiếu không chuyển đổi, tổ chức phát hành sẽ phải tuân thủ những nguyên tắc chào bán khác nhau nhưng những nguyên tắc này đều đặt ra yêu cầu công bố thông tin và quy định rõ những thông tin cần cung cấp cho nhà đầu tư đối với từng loại trái phiếu.

Nếu chào bán trái phiếu chuyển đổi, tổ chức phát hành phải công khai, tại thời điểm chào bán, các thông tin cần thiết về điều kiện chuyển đổi, thời hạn chuyển đổi, tỉ lệ chuyên đối trái phiếu, biên độ biến động giả cổ phiếu, mục đích sử dụng nguồn thu từ đợt chào bán trái phiếu và các quyền lợi khác của người sở hữu trái phiếu. Nếu chào bán trái phiếu không chuyển đổi, tổ chức phát hành phải chú trọng việc công khai mục đích sử dụng nguồn tiền thu được từ đợt chào bán trái phiếu. 

Trường hợp chào bán cổ phiếu riêng lẻ, tổ chức phát hành phải cung cấp một số thông tin về đợt chào bán cổ phiếu, thông tin về bản thân tổ chức phát hành; về tình hình và kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; về tình hình tài chính; về vị thế của công ti so với các doanh nghiệp khác cùng ngành; về kế hoạch đầu tư và chiến lược phát triển doanh nghiệp; và những người chịu trách nhiệm chính đối với nội dung các thông tin về tổ chức phát hành. 

Trường hợp công ti cổ phần phi đại chúng đã thành lập và đang hoạt động, nay có nhu cầu chào bán thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, công ti phải chào bán cho tất cả các cổ đông theo tỉ lệ cổ phần hiện có của họ ở công ti.

Tuy nhiên, trước khi chào bán, công ti phải thông báo bằng văn bản về việc chào bán thêm cổ phiếu đến các cổ đông theo phương thức bảo đảm đến được địa chỉ thường trú của họ. Nội dung thông báo phải chứa đựng các thông tin như: số cổ phần và tỉ lệ cổ phần hiện có của cổ đông tại công ty, tổng số cổ phần dự kiến chào bán và số cổ phần cổ đông được quyền mua, giá chào bán cổ phần, thời hạn đăng kí mua. 

Trường hợp tổ chức phát hành là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, trước khi cổ phần hoá, doanh nghiệp phải tự tiến hành xác định giá trị doanh nghiệp hoặc thuê tổ chức định giá có tên trong danh sách do Bộ tài chính công bố thực hiện việc định giá. Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp được quy định tuỳ thuộc vào phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp sẽ được áp dụng.

Nếu xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, cần căn cứ vào sổ kế toán của doanh nghiệp; tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của doanh nghiệp; giá thị trường của tài sản ở thời điểm cổ phần hoá. Nếu xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu, cần căn cứ vào báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong năm năm liền kề trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong ba đến năm năm sau khi cổ phần hoá; lãi suất trái phiếu chính phủ dài hạn ở thời điểm gần nhất trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp được định giá.

Hồ sơ xác định giá trị doanh nghiệp phải gửi Bộ tài chính và cơ quan có thẩm quyền quyết định giá trị doanh nghiệp để thẩm tra trước khi quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá. Giá trị doanh nghiệp được cơ quan có thẩm quyền công bố là cơ sở để xác định quy mô vốn điều lệ, cơ cấu cổ phần chào bán lần đầu và giá khởi điểm để thực hiện đấu giá bán cổ phần. 

Như vậy, khi cơ quan có thẩm quyền quyết định và công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp cổ phần hoá được mặc nhiên coi là đã đáp ứng các điều kiện cổ phần hoá, tức doanh nghiệp được phép chào bán cổ phiếu. Vì vậy, doanh nghiệp không cần công bố báo cáo tài chính và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Trong trường hợp đó, tổ chức phát hành hoặc tổ chức trung gian đứng ra phát hành cổ phiếu chỉ có nghĩa vụ công bố công khai về thời gian, địa điểm, hình thức bán cổ phiếu, điều kiện tham gia mua cổ phiếu, số lượng cổ phần dự kiến bán và những thông tin cần thiết khác. 

Tương tự như trường hợp doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng chỉ được phép chuyển đổi sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần sau khi phương án chuyển đổi của doanh nghiệp đã được Bộ kế hoạch và đầu tư chủ trì lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt.

Như vậy, việc chấp thuận phương án chuyển đổi của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đồng nghĩa với việc cơ quan có thẩm quyền đã xác nhận tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp này đáp ứng đủ điều kiện để chuyển sang hoạt động theo hình thức công ti cổ phần, tức công ti được phép chào bán cổ phiếu để huy động vốn. Tuy nhiên trước khi chào bán, doanh nghiệp vẫn phải thông báo rộng rãi về việc chuyển đổi hình thức hoạt động trên các phương tiện thông tin đại chúng. 

Như vậy, bất kể chứng khoán sẽ chào bán là cổ phiếu hay trái phiếu và bất kể tổ chức phát hành là công ty cổ phần mới thành lập, hay công ty cổ phần đang hoạt động nay chào bán thêm cổ phiếu, hay là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi hình thức hoạt động, các thông tin mà mỗi loại hình doanh nghiệp có nghĩa vụ công bố phải được được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo của trung ương hoặc của địa phương nơi tổ chức phát hành đặt trụ sở chính, đài phát thanh, truyền hình, báo điện tử hoặc trên các websites…

Các thông tin nói trên cũng có thể được công bố bằng cách niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh phát hành, đại lí phát hành, tại nơi tổ chức đấu thầu chứng khoán và tại các địa điểm phân phối chứng khoán. 

Phân phối chng khoán 

Tương tự như phát hành chứng khoán ra công chúng, việc phân phối chứng khoán trong phát hành chứng khoán riêng lẻ cũng có thể được tiến hành bởi chính tổ chức phát hành hoặc thông qua tổ chức trung gian là nhà bảo lãnh phát hành hoặc đại lí phát hành. Đây là những công ty chứng khoán và các định chế tài chính thoả mãn điều kiện luật định được phép cung cấp dịch vụ bảo lãnh hoặc đại lí phát hành. Việc bảo lãnh phát hành và đại lí phát hành có thể do một hoặc một số tổ chức bảo lãnh hoặc đại lí đứng ra đảm nhiệm. 

Chứng khoán phát hành riêng lẻ có thể được chào bán theo phương thức bán lẻ hoặc đấu thầu. Phương thức bán lẻ thường được sử dụng để chào bán thêm cổ phần ở các công ti cổ phần đang hoạt động nay muốn tăng vốn điều lệ hoặc để phân phối cổ phần lần đầu ở các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, bằng cách bán cho các đối tượng mua cổ phần được hưởng ưu đãi về giá. 

Phương thức đấu thầu thường được áp dụng để chào bán trái phiếu doanh nghiệp. Việc đấu thầu trái phiếu có thể được tiến hành trực tiếp tại doanh nghiệp phát hành trái phiếu hoặc thông qua các tổ chức tài chính trung gian hoặc thông qua Trung tâm giao dịch chứng khoán. Mục đích của đấu thầu trái phiếu là giúp tổ chức phát hành hoặc tổ chức được ủy quyền phát hành có thể lựa chọn mức lãi suất trúng thầu trên cơ sở các mức lãi suất dự thầu của các tổ chức, cá nhân tham gia dự thầu.

Thường thì mức lãi suất trúng thầu sẽ là mức lãi suất dự thầu thấp nhất mà tổ chức phát hành phải trả cho chủ sở hữu trái phiếu. Trong cuộc đấu thầu trái phiếu, tổ chức phát hành cũng có thể kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đấu thầu không cạnh tranh lãi suất với điều kiện tỉ lệ trái phiếu đấu thầu không cạnh tranh lãi suất không vượt quá tỉ lệ luật định trên tổng khối lượng trái phiếu thông báo phát hành của đợt đấu thầu đó. Nhưng ngay cả trong đấu thầu không cạnh tranh lãi suất, tổ chức và cá nhân dự thầu vẫn phải đăng kí mua trái phiếu theo mức lãi suất trúng thầu được xác định căn cứ vào kết quả của đấu thầu cạnh tranh lãi suất. 

Trước đây, chứng khoán phát hành riêng lẻ còn được chào bản bằng phương thức đấu giá. Ở các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, đối tượng mua cổ phần được chia làm ba nhóm: người lao động trong doanh nghiệp, nhà đầu tư chiến lược và các nhà đầu tư khác. Nhóm đối tượng thứ nhất và thứ hai thường được hưởng ưu đãi về giá mua cổ phần vì vậy họ có thể mua cổ phần với mức giá thấp hơn giá đấu bình quân.

Như vậy, tổ chức phát hành hoặc tổ chức bảo lãnh hoặc đại lí phát hành, trước hết, phải tổ chức bán đấu giá cho các nhà đầu tư không thuộc đối tượng mua cổ phần với giá ưu đãi (nhóm đối tượng thứ ba) để xác định giá đấu bình quân, làm cơ sở cho việc tính giá ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược và người lao động trong doanh nghiệp. Sau khi đã xác định được giá đấu bình quân làm cơ sở cho việc tính giá ưu đãi, việc phân phối cổ phần cho từng nhà đầu tư chiến lược và người lao động trong doanh nghiệp sẽ được tiến hành.

Phương thức bán đấu giá công khai thường áp dụng đối với đối tượng mua cổ phần phát hành lần đầu không thuộc diện hưởng ưu đãi về giá (nhóm đối tượng thứ ba). Nhóm nhà đầu tư này tham gia mua cổ phần theo giá đấu thành công của từng nhà đầu tư. Việc bán đấu giá cổ phần có thể được tiến hành trực tiếp tại doanh nghiệp cổ phần hoá hoặc tại các tổ chức bảo lãnh hay đại lí phát hành.

Mục đích của việc tổ chức bán đấu giá công khai cổ phần là giúp tổ chức phát hành bán được cổ phần sẽ phát hành với mức giá có lợi nhất. Hiện nay, phương thức đầu giá chỉ được áp dụng trong trường hợp bán đấu giá ra công chúng mà không có sự phân biệt nhà đầu tư tổ chức hay nhà đầu tư cá nhân, nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngoài.

>>>>> Xem thêm: Thị trường chứng khoán là gì

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công ty TNHH có được lên sàn giao dịch chứng khoán không?

Lên sàn chứng khoán là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao...

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán như thế nào? Bài viết sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm...

Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về : Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng...

Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi