Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Chứng khoán Địa vị pháp lý của Ủy ban chứng khoán Nhà nước
  • Thứ tư, 01/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1464 Lượt xem

Địa vị pháp lý của Ủy ban chứng khoán Nhà nước

Địa vị pháp lý của Ủy ban chứng khoán Nhà nước như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ trong bài viết.

Mô hình tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở các nước 

Quản lí, giám sát và bảo đảm việc thi hành pháp luật về thị trường chứng khoán bao gồm nhiều công việc như: thẩm định và cấp giấy phép phát hành chứng khoán cho tổ chức phát hành, cấp giấy phép hoạt động cho các công ty kinh doanh chứng khoán và các công ti cung cấp các dịch vụ xúc tiến việc hỗ trợ các quan hệ giao dịch mua bán chứng khoán… Giám sát hoạt động của các chủ thể này và của các nhà đầu tư ngăn cấm họ xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác… 

Kinh nghiệm ở các nước cho thấy, các cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán đều là cơ quan trung ương trong bộ máy hành chính nhà nước bởi vì: 

– Thị trường chứng khoán là nơi tham gia của hàng triệu người đầu tư, hàng ngàn tổ chức phát hành trong quốc gia không giới hạn bởi địa giới hành chính. Vì thế để quản lý thị trường chứng khoán, bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư trong toàn quốc không thể giao cho cơ quan thuộc một vùng lãnh thổ hoặc một địa phương nào phụ trách được mà phải là một cơ quan ở trung ương đảm nhận; 

– Công việc chủ yếu của quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán là giám sát, tổ chức thực hiện, đảm bảo thi hành pháp luật một cách thường xuyên là công việc có | tính chấp hành, điều hành thuộc lĩnh vực hoạt động của cơ quan quản lý hành chính, do đó cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán phải được thiết kế trong bộ máy hành chính. 

Mô hình cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán Việt Nam 

Ở Việt Nam, UBCKNN là cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về chứng khoán và thị trường chứng khoán, được thành lập theo Nghị định số 75/CP ngày 28/11/1996 và chính thức ra mắt hoạt động vào ngày 25/8/1997. 

Hoàn cảnh ra đời của cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở Việt Nam rất khác với hoàn cảnh ra đời của các cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở các nước có thị trường phát triển. Chẳng hạn, ở Mỹ cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán có tên là Ủy ban chứng khoán Quốc gia, cơ quan này thành lập năm 1934.

Ủy ban chứng khoán Quốc gia của Mỹ được thiết lập không phải để xây dựng thị trường chứng khoán mà chủ yếu là để quản lý, giám sát việc thi hành các đạo luật về chứng khoán đã được ban hành trước đó hoặc sẽ ban hành sau đó. Ở Việt Nam, điều kiện thiết lập cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán lại khác biệt hoàn toàn. UBCKNN của Việt Nam thành lập khi chưa có thị trường chứng khoán tập trung. UBCKNN ra đời nhằm mục đích cơ bản là bà đỡ cho sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam trong tương lai.

Nét đặc thù này dẫn tới chức năng của UBCKNN hiện nay không phải chỉ chủ yếu là quản lý, giám sát sự vận hành của thị trường chứng khoán mà lại là tổ chức, xây dựng thị trường chứng khoán Việt Nam phù hợp với hoàn cảnh kinh tế-xã hội của Việt Nam.

Chức năng này thể hiện ở các hoạt động như: đào tào cán bộ quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các nhân viên sẽ hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán như nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên tự doanh chứng khoán, nhân viên lưu ký chứng khoán, các hoạt động nghiên cứu đề xuất mô hình thị trường chứng khoán, xây dựng dự thảo các văn bản pháp luật về thị trường chứng khoán để trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Chỉ khi thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã thực sự phát triển trở thành bộ phận cấu thành không thể thiếu, có bản sắc riêng thì khi đó chức năng quản lý, giám sát sự vận hành của thị trường chứng khoán mới trở thành chức năng hàng đầu của Trung tâm giao dịch chứng khoán. 

Trong giai đoạn đầu, bằng Nghị định của Chính phủ số 90/2003/NĐ-CP ngày 12/8/2003 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của UBCKNN. Tại Điều 1 quy định: UBCKNN là cơ quan thuộc chính phủ thực hiện một số quyền hạn quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật.

Vậy ở đây, mô hình cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán là cơ quan quản lí độc lập, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ. Chính phủ thông qua UBCKNN để triển khai chức năng quản lý nhà nước với thị trường chứng khoán. Cơ cấu lãnh đạo của thị trường chứng khoán gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và các ủy viên kiêm cấp thứ trưởng các Bộ tài chính, Bộ tư pháp, Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Mục đích của việc tổ chức cơ cấu lãnh đạo như vậy để tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán.

UBCKNN có chức năng quản lí nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán có nhiệm vụ chủ yếu là quản lý và giám sát các hoạt động của trung tâm giao dịch chứng khoán, cấp phép phát hành chứng khoán ra công chúng của tổ chức niêm yết, cấp phép thành lập và giám sát hoạt động của các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Chính phủ. 

Cơ quan tổ chức thị trường chứng khoán ban đầu là các trung tâm giao dịch chứng khoán. Trung tâm giao dịch chứng khoán có nhiệm vụ tổ chức, quản lý, điều hành và giám sát các giao dịch chứng khoán tại trung tâm; quản lý và giám sát các thành viên niêm yết, lưu ký chứng khoán, thanh toán bù trừ. Một trong các bộ phận khá quan trọng trong cấu thành thị trường là các tổ chức phụ trợ thị trường chứng khoán gồm các ngân hàng chỉ định thanh toán, TTLKCK. Để tập trung nguồn lực về cơ sở vật chất kĩ thuật và lưu lượng nhân sự cho Trung tâm giao dịch chứng khoán, ban đầu chúng ta không thành lập TTLKCK độc lập mà lại tổ chức dưới hình thức là bộ phận của trung tâm giao dịch chứng khoán.

Với hình thức này có thể thấy Trung tâm giao dịch chứng khoán có vị thế tương đối độc lập trong hệ thống cơ quan quản lí nhà nước, có đủ thẩm quyền cần thiết để chỉ đạo toàn ngành. Tuy vậy, việc tổ chức bộ máy quản lý nhà nước như trên lại làm cho hoạt động quản lý nhà nước đối với lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán bị chia cắt thành nhiều đầu mối. 

Để triển khai có hiệu quả hơn nhiệm vụ điều phối của bộ, Ngành chức năng thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, ngày 19 tháng 2 năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP xác định cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán là UBCKNN trực thuộc Bộ tài chính. Như vậy, Chính phủ đã ủy quyền cho Bộ tài chính thực hiện chức năng quản lí nhà nước đối với thị trường chứng khoán Việt Nam. UBCKNN có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý và giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường hoán, quản lí các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật. 

Nhằm làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của UBCKNN ngày 10/5/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 63/2007/QĐ-TTg quy định chặt chẽ vấn đề này, theo đó UBCKNN là tổ chức thuộc Bộ tài chính, có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, để hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của UBCKNN trong việc quản lý nhà nước đối với chứng khoán và thị trường chứng khoán nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới, ngày 11/9/2009, bằng Quyết định số 112/2009/QĐ-TTg quy định về chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN, cụ thể UBCKNN là cơ quan thuộc Bộ tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp việc cho Bộ trưởng Bộ tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lý các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán, thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật. UBCKNN có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội. 

Sự điều chỉnh mô hình tổ chức UBCKNN từ mô hình độc lập sang mô hình phụ thuộc đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, rồi sang mô hình phụ thuộc đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ tài chính đã khắc phục được những tồn tại của mô hình cũ, giải quyết được tình trạng nhiều đầu mối quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán. Với vai trò là cơ quan điều hành chính sách tài chính vĩ mô, cơ quan quản lý và phát triển thị trường tài chính, việc hoạch định và ban hành cách chính sách quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán của Bộ tài chính sẽ nhanh nhạy và hiệu quả hơn.

Trước hết, đó là khả năng gia tăng lượng hàng hoá có chất lượng cho thị trường chứng khoán đồng thời các chính sách tài chính khác như phát hành trái phiếu, thuế, phí,… sẽ tạo thêm sự gắn kết đồng bộ, đảm bảo yếu tố an toàn cho thị trường chứng khoán và các thị trường tài chính khác. Các chính sách và biện pháp cụ thể để quản lí và phát triển thị trường chứng khoán do UBCKNN soạn thảo và các chính sách tài chính khác có liên quan do Bộ tài chính soạn thảo sẽ được ban hành một cách đồng bộ, thống nhất. Từ đó, sẽ hạn chế được tình trạng không ăn khớp giữa cách chính sách, gây khó khăn trở ngại trong quản lý và phát triển thị trường chứng khoán. Đây là những thế mạnh của mô hình này. 

Vị trí, chức năng của Ủy ban chứng khoán Nhà nước

Vị trí pháp lí 

UBCKNN là cơ quan trực thuộc Bộ tài chính, có tư cách pháp nhân, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn quản lí nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, quản lí nhà nước các dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật. Có thể nhận thấy rằng UBCKNN có vị trí là cơ quan thuộc Bộ tài chính, tức cơ quan nằm trong bộ máy nhà nước ở trung ương. Mặc dù là cơ quan trực thuộc Bộ tài chính nhưng về cấu trúc tổ chức, nó không giống với các cơ quan thuộc Bộ tài chính khác, nó không có hệ thống tổ chức từ trung ương đến cơ sở. UBCKNN là chủ thể quản lý hành chính nhà nước, hoạt động của nó có tính hành chính – mệnh lệnh. Theo quy định của pháp luật hiện hành: Bộ trưởng Bộ tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ nội vụ trình Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN. 

Về chức năng của UBCKNN 

UBCKNN thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng | Bộ tài chính quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán; trực tiếp quản lí giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; quản lí các hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật. 

Chức năng của UBCKNN có những nét đặc thù riêng để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam hiện nay. UBCKNN có hai chức năng cơ bản là: Tổ chức xây dựng thị trường chứng khoán và quản lý, giám sát sự vận hành của thị trường chứng khoán. Thông qua hệ thống các quy chế, chế độ, thể lệ về chứng khoán và thị trường chứng khoán, điều hành bằng cách thành lập các cơ quan đơn vị hay bổ nhiệm các chức vụ điều hành thị trường, cấp và thu hồi các loại giấy phép không có liên quan, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban chứng khoán Nhà nước

 – Để thực hiện tốt các chức năng đảm nhận, pháp luật có quy định cho UBCKNN những thẩm quyền nhất định. Thẩm quyền chính là công cụ, cơ sở pháp lí để cơ quan đó thực hiện được chức năng của mình. Phạm vi thẩm quyền phải được thiết kế sao cho cơ quan này có đủ quyền hạn để thực hiện tốt chức năng đồng thời nó bị chi phối bởi vị trí, tính chất, chức năng của cơ quan này. 

Theo quy định của pháp luật hiện hành, UBCKNN có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau: 

+ Xây dựng các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 

Trình Bộ tài chính để trình chính phủ phê duyệt. 

+ Xây dựng dự thảo thông từ các văn bản khác về chứng khoán và thị trường chứng khoán trình Bộ trưởng Bộ tài chính phê duyệt. 

+Xây dựng chiến lược, quy hoạch, công trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 

– Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lí của UBCKNN. 

– Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. | – Cấp, gia hạn, đình chỉ, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, chấp thuận những thay đổi liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. 

– Quản lý, giám sát hoạt động của các Sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán, TTLKCK và các tổ chức phụ trợ; tạm đình chỉ hoạt động giao dịch, hoạt động lưu kí của các sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán, TTLKCK trong trường hợp có dấu hiệu ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư; chấp thuận các quy định, quy chế của các sở giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán, TTLKCK; chấp nhận việc đưa vào giao dịch các loại chứng khoán mới, thay đổi và áp dụng phương thức giao dịch mới, đưa vào vận hành hệ thống giao dịch mới. 

– Thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. 

– Thực hiện công tác thống kê, dự báo về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán; tổ chức quản lí và ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hoá hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. 

– Tổ chức nghiên cứu khoa học; tổ chức, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức quản lí chứng khoán và nhân viên hành nghề chứng khoán; phổ cập kiến thức về chứng khoán và thị trường chứng khoán cho công chúng. 

– Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ tài chính và quy định của pháp luật. 

– Hướng dẫn các tổ chức hiệp hội chứng khoán thực hiện mục đích, tôn chỉ và điều lệ hoạt động của hiệp hội, kiểm tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước, xử lí hoặc kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xử lí các vi phạm pháp luật của các hiệp hội chứng khoán theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ tài chính và quy định của pháp luật. 

– Thực hiện chế độ báo cáo về chứng khoán và thị trường chứng khoán theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ tài chính. 

– Quản lí tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kí luật, đào tạo bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lí của UBCKNN theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ tài chính và quy định của pháp luật, thực hiện phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật. 

Cơ cấu tổ chức và lãnh đạo Ủy ban chứng khoán Nhà nước

Cơ cấu tổ chức của UBCKNN:

– Vụ pháp chế.

– Vụ phát triển thị trường chứng khoán.

– Vụ quản lí phát hành chứng khoán.

– Vụ quản lý kinh doanh chứng khoán.

– Vụ quản lí các công ty quản lý quỹ và quỹ đầu tư chứng khoán.

– Vụ giám sát thị trường chứng khoán.

– Vụ hợp tác quốc tế.

– Vụ tổ chức cán bộ.

Vụ tài vụ – quản trị.

 Văn phòng.

– Cơ quan đại diện UBCKNN tại thành phố Hồ Chí Minh.

– Thanh tra.

– Cục công nghệ thông tin.

– Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán.

– Tạp chí chứng khoán. 

Bộ trưởng Bộ tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc UBCKNN. 

Lãnh đạo UBCKNN:

– UBCKNN có Chủ tịch và các Phó Chủ tịch. 

– Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBCKNN do Bộ trưởng Bộ tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật. 

– Chủ tịch là người đứng đầu UBCKNN, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của UBCKNN. Các Phó Chủ tịch UBCKNN chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBCKNN và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách. 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công ty TNHH có được lên sàn giao dịch chứng khoán không?

Lên sàn chứng khoán là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao...

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán như thế nào? Bài viết sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm...

Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về : Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng...

Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi