Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Chứng khoán Khái niệm, phân loại xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán
  • Thứ tư, 01/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 934 Lượt xem

Khái niệm, phân loại xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Khái niệm, phân loại xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết này.

Khái niệm, đặc điểm xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán 

Các hoạt động diễn ra trên thị trường chứng khoán liên tục, sôi động, tạo cơ hội tìm kiếm lợi nhuận cho tất cả các chủ thể tham gia thị trường. Từ đó các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán không ngừng phát sinh. Khi các vi phạm xảy ra đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải xử lý kịp thời, đúng mức nhằm mục đích giảm thiểu thiệt hại, rủi ro cho thị trường chứng khoán đồng thời răn đe phòng chống các vi phạm khác sẽ không tiếp tục xảy ra trong tương lai. 

Vậy, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là việc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dựa trên cơ sở pháp luật hiện hành quyết định áp dụng các biện pháp xử lí và các biện pháp cưỡng chế khác đối với hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán tuỳ theo mức độ vi phạm và hậu quả của những vi phạm gây thiệt hại trên thị trường. Đối tượng bị xử lý vi phạm là các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán. 

Xuất phát từ khái niệm trên đây, có thể thấy, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có những đặc trưng cơ bản, phân biệt với xử lý vi phạm trong các lĩnh vực khác như sau: 

Thứ nhất, việc xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán chỉ được thực hiện khi các tổ chức, cá nhân đã có hành vi vi phạm. Các hành vi vi phạm pháp luật là căn cứ, cơ sở cho việc các chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm. Các biện pháp và hình thức xử lí được quy định trong Luật chứng khoán, Bộ luật hình sự, Bộ luật dân sự, các luật khác có liên quan và các văn bản dưới luật.

Thứ hai, chủ thể tiến hành xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán là những cơ quan nhà nước có thẩm quyền được quy định trong pháp luật về chứng khoán và những luật khác có liên quan. Các chủ thể này, trên cơ sở các quy định pháp luật, có quyền lựa chọn các hình thức mức độ xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm.

Thứ ba, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán phải tuân thủ những nguyên tắc, thủ tục, trình tự mà pháp luật quy định. 

Thứ tư, mục đích của việc xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán là sự trừng phạt cũng như giáo dục, răn đe các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm để các chủ thể vi phạm và các chủ thể khác có ý thức tôn trọng pháp luật về chứng khoán cũng như tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan, bảo vệ sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường chứng khoán. 

Phân loại xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán 

Việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có thể được phân loại theo ba cấp độ khác nhau: 

– Xử lí hành chính: là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào Luật chứng khoán, Pháp lệnh xử lí vị phạm hành chính, Nghị định của Chính phủ số 85/2010/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán quyết định lựa chọn các biện pháp xử phạt hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán. 

– Xử lí dân sự: là hoạt động của toà án căn cứ vào Bộ luật dân sự, Luật chứng khoán và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan quyết định các biện pháp xử lí dân sự đối với các chủ thể vi phạm pháp luật về chứng khoán. 

– Xử lý hình sự: là hoạt động của toà án căn cứ vào Bộ luật hình sự, Luật chứng khoán và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan quyết định những hình phạt đối với cá nhân | thực hiện hành vi vi pham tuỳ theo mức độ vi phạm và hậu quả của nó gây ra đối với thị trường chứng khoán nói riêng và sự bình ổn của nền kinh tế, xã hội nói chung. 

>>>>> Xem thêm: Chứng khoán là gì?

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công ty TNHH có được lên sàn giao dịch chứng khoán không?

Lên sàn chứng khoán là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao...

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán như thế nào? Bài viết sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm...

Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về : Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng...

Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi