Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Chứng khoán Khái quát pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán
  • Thứ tư, 01/06/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1016 Lượt xem

Khái quát pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Khái quát pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Mời Quý vị theo dõi nội dung.

Pháp luật xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán một số nước trên thế giới 

Ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, các quy định về xử lí vị phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đều được ghi nhận trong các văn bản pháp lí có giá trị cao, đó là các đạo luật. Ở một số nước trên thế giới, việc xử lý vi phạm pháp luật về chứng khoán được quy định trong luật chuyên ngành như luật công ti, luật chứng khoán và thị trường chứng khoán như ở Australia, Mỹ, Singapore.

Cụ thể, ở Mỹ, trách nhiệm hình sự đối khoán năm 1934 và Luật về giao dịch nội gián. Ở Australia, chế tài hình sự áp dụng cho hành vi giao dịch nội gián được quy định trong Luật công ti năm 2001. Ở Singapore, tội phạm về giao dịch nội gián được quy định và xử lý theo luật chứng khoán. Ở một số nước khác như Trung Quốc, chế tài hình sự trong việc xử lí vị phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán được quy định trong Bộ luật hình sự. 

Nhìn chung, mặc dù được quy định trong các văn bản pháp luật khác nhau nhưng hầu hết pháp luật các nước trên thế giới đều thống nhất phân chia các mức độ xử lý vi phạm thành ba loại: xử lí hành chính, xử lí dân sự và xử lý hình sự. Hình thức xử lý hành chính thường là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Bên cạnh đó còn có những hình thức xử lý hành chính bổ sung như thu hồi, huỷ bỏ giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề của công ti chứng khoán, yêu cầu ngừng hoặc đình chỉ tư cách của thành viên Sở khi hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể khác.

Người có hành vi vi phạm đồng thời thực hiện trách nhiệm nộp phạt hành chính và trách nhiệm bồi thường dân sự, theo đó, bồi thường dân sự là trách nhiệm được ưu tiên thực hiện trước. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán ở mức độ nghiêm trọng thì sẽ áp dụng hình thức xử lý hình sự. Mục đích của việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm loại này vừa có tính chất trừng trị, răn đe đối với tội phạm, vừa tạo dựng lòng tin cho công chúng đầu tư.

Ví dụ: Điều 481-1 Luật công ti thương mại Pháp quy định trong trường hợp cá nhân, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc của tổ chức niêm yết vi phạm chế độ công bố thông tin đối với giao dịch nội bộ quy định tại Điều 356-1 của Luật này có thể bị phạt tiền từ 60.000F tới 120.000F. Theo Điều 209 và 210 Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán Hàn Quốc, người chịu trách nhiệm trong việc cung cấp tài liệu sai trong bản cáo bạch, chào mua công khai hoặc báo cáo thường niên của tổ chức phát hành phải chịu hình phạt 1 năm tù hoặc phạt tiền 5.000.000WON.

Điều 400 Bộ luật hình sự Canada và Điều 122 (1) Luật chứng khoán Canada quy định trong trường hợp nhà đầu tư do tin vào bản cáo bạch có nội dung không chính xác dẫn tới việc mua chứng khoán và phải chịu thiệt hại do thông tin sai lệch đó gây ra, thì giám đốc và nhân viên của tổ chức phát hành phải chịu hình phạt tiền tối đa 1.000.000$ hoặc 2 năm phạt tù hoặc kết hợp cả hai hình phạt… 

Về thẩm quyền xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, pháp luật hầu hết các nước trên thế giới đều quy định theo hướng mở rộng thẩm quyền cho các cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Giải pháp chế tài hình sự với thủ tục điều tra, xét xử phức tạp của các cơ quan tư pháp như viện kiểm sát, toà án… chỉ áp dụng đối với các vụ án nghiêm trọng và gây hậu quả lớn.

Mặc dù là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán song thẩm quyền của cơ quan này không chỉ dừng lại ở các hoạt động quản lí hành chính, xử lý vi phạm theo thủ tục hành chính mà nhiều nước đều cho phép cơ quan này tham gia trực tiếp vào các thủ tục tố tụng hình sự.

Ví dụ: như Ủy ban chứng khoán Hàn Quốc, Ủy ban chứng khoán Mỹ… được tiến hành các cuộc điều tra; lục soát, tịch thu tang vật; thẩm vấn đương sự; đề nghị truy tố bị can và đưa ra bằng chứng hay được đưa kết luận hoặc tham gia tranh luận trước toàn 

Pháp luật xử lý vi phạm pháp luật chứng khoán ở Việt Nam 

Pháp luật Việt Nam cũng có sự tương đồng với pháp luật một số nước trên thế giới khi quy định về xử lý vi phạm trong pháp luật chứng khoán theo 3 mức độ: xử lý hành chính, xử lí dân sự, xử lý hình sự, Các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và những chế tài của nó được quy định trong Luật chứng khoán, nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ tài chính và thậm chí quy định cả trong Bộ luật hình sự. 

Luật chứng khoán 2006 đã quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán tại mục 2 chương IX gồm 13 điều (từ điều 118 đến điều 130). Theo đó Luật chứng khoán năm 2006 đã đưa ra những quy định về nguyên tắc xử lý vi phạm, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đồng thời quy định 10 nhóm hành vi vi phạm pháp luật chứng khoán mà tùy theo tính chất, mức độ vi phạm chủ thể có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Để cụ thể hoá những quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 nhằm ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư, đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và minh bạch của thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, các quy định về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán vẫn chưa đủ sức răn đe và giảm thiểu các vi phạm vẫn tiếp tục diễn ra trên hoạt động của thị trường chứng khoán. Để khắc phục kịp thời những thiếu sót trong Nghị định số 36/2007/NĐ-CP, ngày 02/8/2010, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định 85/2010/NĐ-CP về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán thay thế Nghị định 36/2007/NĐ-CP. Các quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong Nghị định này mức phạt do vi phạm pháp luật hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đều được nâng cao, có mức phạt tiền tối đa lên đến 500 triệu đồng để ngăn ngừa, cảnh báo các chủ thể vi phạm.

Cụ thể hơn nữa các quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, ngày 16/3/2011, Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 37/2011/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 85/2010/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán có hiệu 

Nhìn từ góc độ xử lý hình sự đối với các vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Quốc hội đã ban hành luật số 37/2009/QH12 sửa đổi bổ sung một số điều trong Bộ luật hình sự năm 1999. Theo quy định của luật này, có ba tội danh chứng khoán được bổ sung và quy định để xử lý theo các chế tài hình sự.

Một là tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán được quy định tại Điều 181a; hai là tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán quy định tại điều 181b; ba là tội thao túng giá chứng khoán quy định tại Điều 181c. Việc bổ sung các quy định này là cần thiết đảm bảo sự phát triển bình ổn cho thị trường chứng khoán trong giai đoạn phát triển hiện nay.

Để cụ thể hoá những quy định trong Bộ luật hình sự sửa đổi bổ sung, Bộ tài chính và Bộ công an đã ban hành Thông tư liên tịch số 46/2009/TTLT-BTC-BCA hướng dẫn việc phối hợp xử lý những vi phạm pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công ty TNHH có được lên sàn giao dịch chứng khoán không?

Lên sàn chứng khoán là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao...

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán như thế nào? Bài viết sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm...

Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về : Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng...

Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi