Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Chứng khoán Trình tự Đăng kí niêm yết chứng khoán
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 438 Lượt xem

Trình tự Đăng kí niêm yết chứng khoán

Để có thông tin về Trình tự Đăng kí niêm yết chứng khoán, Quý độc giả có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng tôi.

Đăng ký niêm yết chứng khoán

Việc đăng kí niêm yết chứng khoán và chấp thuận niêm yết phải tuân theo đúng trình tự thủ tục pháp luật và quy chế niêm yết do sở giao dịch chứng khoán quy định. Mỗi Sở giao dịch quy định về trình tự thủ tục riêng, tuy nhiên có thể khái quát các công việc tiến hành như sau: 

Tổ chức đăng kí niêm yết lập bộ hồ sơ đăng kí niêm yết bao gồm các giấy tờ, tài liệu theo quy định gửi đến sở giao dịch chứng khoán. Trong quá trình lập bộ hồ sơ, tổ chức niêm yết có thể thuê các tổ chức như tổ chức tư vấn, tổ chức kiểm toán để giúp mình hoàn thiện hồ sơ. Tổ chức đăng kí niêm yết phải chịu trách nhiệm pháp lí về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của bộ hồ sơ đăng kí niêm yết. Các tổ chức tư vấn niêm yết, tổ chức kiểm toán (nếu có) người kí báo cáo kiểm toán và bất kì tổ chức cá nhân nào xác nhận hồ sơ niêm yết phải chịu trách nhiệm trong phạm vi liên quan đến hồ sơ niêm yết. 

Trên cơ sở bộ hồ sơ đăng kí, sở giao dịch chứng khoán xem xét, thẩm định bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật và trong thời hạn pháp luật quy định. Trong thời gian xem xét hồ sơ, sở giao dịch chứng khoán có quyền yêu cầu bổ sung hoặc chỉnh lí hồ sơ nếu thấy hồ sơ chưa đầy đủ hoặc thông tin chưa chính xác. 

Trên cơ sở thẩm định hồ sơ, sở giao dịch chứng khoán quyết định chấp thuận đăng kí niêm yết hoặc từ chối đăng kí niêm yết. Trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lí do cho tổ chức đăng kí niêm yết biết. 

>>>>> Xem thêm: Chứng khoán là gì?

Quản lí chứng khoán niêm yết 

Quản lí chứng khoán niêm yết là một phần trong hoạt động quản lý thị trường giao dịch tập trung của sở giao dịch chứng khoán. Mục đích của quản lí chứng khoán niêm yết là nhằm duy trì một thị trường hoạt động công bằng và trật tự. 

Khi chứng khoán của tổ chức niêm yết được sở giao dịch chứng khoán chấp thuận cho niêm yết thì giữa sở giao dịch chứng khoán và tổ chức niêm yết phát sinh mối quan hệ niêm yết. Tổ chức niêm yết có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định trong quy chế niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán và các văn bản pháp luật có liên quan. sở giao dịch chứng khoán sẵn sàng có những biện pháp xử lí đối với tổ chức niêm yết không thực hiện các trách nhiệm của mình. 

Hai nội dung căn bản của hoạt động quản lí niêm yết là thay đổi niêm yết và huỷ bỏ niêm yết. 

Thay đổi niêm yết là việc thay đổi một hoặc một số nội dung liên quan đến chứng khoán đang được niêm yết. Việc thay đổi niêm yết được tiến hành khi có một trong các sự kiện sau xảy ra: 

– Tổ chức niêm yết thực hiện tách, gộp cổ phiếu, phát hành thêm cổ phiếu để trả cổ tức hoặc cổ phiếu thưởng hoặc chào bán quyền mua cổ phần cho cổ đông hiện hữu, 

– Tổ chức niêm yết bị tách, nhận sáp nhập; 

– Các trường hợp thay đổi số lượng chứng khoán niêm yết khác trên sở giao dịch chứng khoán. Trong những trường hợp đó, tổ chức niêm yết phải lập bộ hồ sơ thay đổi niêm yết gửi đến sở giao dịch chứng khoán để xem xét và chấp thuận. 

Huỷ bỏ niêm yết là việc sở giao dịch chứng khoán chấm dứt việc niêm yết của một loại chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán. Chứng khoán bị huỷ bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây: 

– Tổ chức niêm yết không còn đáp ứng được các quy định về điều kiện niêm yết trong vòng 1 năm. 

– Tổ chức niêm yết bị ngừng hoặc ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh. 

– Tổ chức niêm yết bị thu hồi giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy phép hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành. 

– Cổ phiếu không có giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán trong thời hạn 12 tháng. 

– Kết quả kinh doanh thua lỗ trong 3 năm liên tục và tổng số lỗ luỹ kế vượt quá vốn chủ sở hữu trong báo cáo tài chính gần nhất. 

– Tổ chức niêm yết đề nghị huỷ bỏ niêm yết.

– Các trường hợp khác. 

Hậu quả pháp lí của huỷ bỏ niêm yết là chứng khoán của tổ chức niêm yết không còn có tên trên hệ thống giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán. Tổ chức niêm yết có quyền niêm yết lại sau 12 tháng kể từ thời điểm niêm yết bị huỷ bỏ nếu thoả mãn được các điều kiện theo luật định.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công ty TNHH có được lên sàn giao dịch chứng khoán không?

Lên sàn chứng khoán là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao...

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán như thế nào? Bài viết sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm...

Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về : Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng...

Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi