Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Thuê nhà có bắt buộc phải lập hợp đồng?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2228 Lượt xem

Thuê nhà có bắt buộc phải lập hợp đồng?

Hợp đồng cho thuê nhà ở không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng. Tuy nhiên, việc công chứng hợp đồng là biện pháp nhằm đảm bảo độ an toàn cao nhất trong tất cả các vấn đề xã hội, các vấn đề pháp lý về việc thuê và cho thuê nhà ở cũng như phòng tránh các rủi ro tranh chấp liên quan không đáng có.

Với lượng người đổ về các thành phố lớn ngày một tăng cao thì nhu cầu về thuê nhà là một vấn đề được đặc biệt quan tâm hiện nay. Nhiều người cho rằng, để thuận tiện, thì việc thuê nhà không cần thiết phải ký hợp đồng, có người lại nghĩ việc này là bắt buộc. Vậy thuê nhà có bắt buộc phải lập hợp đồng? Sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề trên.

Việc thuê nhà có bắt buộc phải lập hợp đồng?

Theo quy định của pháp luật dân sự thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Ngoài tra theo quy định tại Điều 121 của Luật Nhà ở 2014 thì:

Hợp đồng về nhà ở do các bên thỏa thuận và phải được lập thành văn bản bao gồm các nội dung sau đây:

1. Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên;

2. Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó. Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ phần sở hữu chung, sử dụng chung; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng; diện tích sàn xây dựng căn hộ; mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt ban đầu;

3. Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó;

4. Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê, cho thuê mua, chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;

5. Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê, cho thuê mua, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn;

6. Quyền và nghĩa vụ của các bên;

Cam kết của các bên;

Các thỏa thuận khác;

Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng;

Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng;

Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.

Để trả lời cho câu hỏi thuê nhà có bắt buộc phải lập hợp đồng?  thì theo quy định của pháp luật hợp đồng về nhà ở sẽ do các bên tự thỏa thuận và phải được lập thành văn bản, có đầy đủ các nội dung cơ bản như đã nêu ở trên.

Có cần phải công chứng hợp đồng cho thuê nhà?

Nếu việc ký kết hợp đồng thuê nhà là bắt buộc thì hợp đồng đó có phải thực hiện công chứng, chứng thực hay không?

Khoản 2, Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014 quy định:

Đối với trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.

Như vậy trường hợp cho thuê nhà ở thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng. Tuy nhiên, việc công chứng hợp đồng là biện pháp nhằm đảm bảo độ an toàn cao nhất trong tất cả các vấn đề xã hội, các vấn đề pháp lý về việc thuê và cho thuê nhà ở cũng như phòng tránh các rủi ro tranh chấp liên quan không đáng có.

Trình tự thực hiện việc công chứng hợp đồng thuê nhà

Bước 1: Người yêu cầu công chứng nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu công chứng tại phòng công chứng địa phương hoặc văn phòng công chứng.

Hồ sơ gồm:

Phiếu yêu cầu công chứng;

– Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc Hộ chiếu; bản sao giấy tờ chứng minh thẩm quyền của người đại diện (nếu là người đại diện);

– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp theo quy định pháp luật hoặc văn bản khác có giá trị chứng minh tương đương. Ví dụ: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,..

Hợp đồng thuê nhà;

– Bản sao tài liệu khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải có khác theo quy định pháp luật.

Bước 2: Công chứng viên xử lý, giải quyết yêu cầu

– Trường hợp nội dung, ý định giao kết hợp đồng là xác thực, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội thì công chứng viên soạn thảo hợp đồng.

– Trường hợp hợp đồng được các bên soạn thảo sẵn, thì công chứng viên kiểm tra tính hợp pháp của hợp đồng. Trong trường hợp xét thấy hợp đồng chưa phù hợp với quy định pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Nếu người yêu cầu công chứng không thực hiện việc sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Để đảm bảo hơn, các bên cũng có thể yêu cầu công chứng viên xem xét tính hợp pháp của các loại được cung cấp tài liệu khác khi các bên tham gia giao dịch.

Ngoài ra, bản sao các giấy tờ trên không cần phải thực hiện công chứng, chứng thực trước đó nhưng phải đảm bảo rõ ràng, đầy đủ, chính xác nội dung như bản chính. Đồng thời các bên đến công chứng cần đem theo giấy tờ gốc để xuất trình đối chiếu, kiểm tra khi có yêu cầu.

Thời hạn giải quyết

– Đối với yêu cầu công chứng của hộ gia đình, cá nhân, nếu việc thực hiện công chứng hợp đồng cho thuê nhà không quá phức tạp và được thực hiện sau 3 giờ chiều thì việc công chứng được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo.

Trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thì thời hạn tối đa là 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

– Đối với tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài có yêu cầu, thì thời hạn tối đa là 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lệ phí: Mức phí đối với các việc công chứng hợp đồng thuê nhà ở tại mỗi văn phòng công chứng lại có sự chênh lệch nhất định, nhưng không được quá mức trần do Nhà nước quy định.

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề thuê nhà có bắt buộc phải lập hợp đồng? Mọi thắc mắc liên quan tới nội dung bài viết, quý vị có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi