Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật So sánh vi bằng và công chứng?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1719 Lượt xem

So sánh vi bằng và công chứng?

Công chứng là việc một người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng hoặc giao dịch dân sự bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp nhưng không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.

Hiện nay các bên cung cấp dịch vụ công có thể kể đến: Công chứng, thừa phát lại. Chức năng chung là để giảm bớt một phần trong thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước.

Trong bài viết So sánh vi bằng và công chứng?  Tổng đài 1900 6557 của công ty Luật Hoàng phi sẽ cung cấp thông tin tới Quí vị

Vi bằng là gì?

Theo quy định tại Nghị định 08- 2020/NĐ – CP: Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định

Theo đó thì thừa phát lại sẽ được lập vi bằng theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam trừ một số trường hợp:

Vi phạm quy định về đảm bảo an ninh, quốc phòng; vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; xác nhận nội dung, việc ký kết hợp đồng giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng; ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, sở hữu đất đai mà không có giấy tờ chứng minh; ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật; ghi nhận sự kiện, hành vi không do thừa phát lại chứng kiến, các trường hợp khác của Luật…

Từ những thông tin trên ta có thể nắm bắt những nội dung chính sau của Vi bằng: Vi bằng được lập theo yêu cầu của một chủ thể nhất định trong phạm lãnh thổ Việt Nam, là một loại văn bản ghi nhận sự kiện hành vi có thật, và hành vi này do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.

Công chứng là gì?

Theo quy định tại Pháp luật công chứng năm 2014: Công chứng là việc một người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng hoặc giao dịch dân sự bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp nhưng không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo đó công chứng, cá nhân, tổ chức phải tự nguyện yêu cầu công chứng

Từ những thông tin trên ta có thể nắm bắt những nội dung chính sau của Công chứng:

Thứ nhất: Công chứng cũng phải do tính tự nguyện yêu cầu công chứng. Sẽ không bắt buộc là phải công chứng mà đây là tính tự nguyện, người có yêu cầu và công chứng viên thực hiện yêu cầu.

Thứ hai: Công chứng sẽ ghi nhận tính xác thực, chính xác, hợp pháp không trái đạo đức của các loại giất tờ như hợp đồng, bản dịch. Ở đây không yêu cầu công chứng phải trực tiếp chứng kiến hành vi đó, mà sẽ dựa trên những giấy tờ, văn bản mà các bên cung cấp để thực hiện chức năng của Công chứng viên

Phần tiếp theo của bài viết So sánh vi bằng và công chứng?  sẽ cung cấp tới quý vị sự khác nhau và giống nhau của Vi bằng và Công chứng.

So sánh vi bằng và công chứng

Giống nhau:

Như đã phân tích phía trên ta nhận thấy rằng Vi bằng và Công chứng đều mang tính tự nguyện, tức là hoạt động này phát sinh từ chủ thể có yêu cầu đến Thừa phát lại và Công chứng viên. Mà theo đó để chứng thực, lập vi vằng các hoạt động, văn bản của mình thì chủ thể có có yêu cầu, khi xem xét có thuộc phạm vi, chức thẩm quyền của mình thì Công chứng viên, thừa phát lại sẽ thực hiện

Đây là các chủ thể cung cấp dịch vụ công do nhà nước uỷ quyền nhằm đẳm bảo tính pháp lý của các giấy tờ, hoạt động trong phạm vi chức năng đã được quy định củ thể của pháp luật công chứng và pháp Luật Thừa phát lại

Khác nhau:

– Chủ thể lập

+ Vi bằng: là do Thừa phát lại lập đáp ứng đủ các điều kiện của Thừa phát lại tại Nghị định 08/2020 như sau:

 Thứ nhất: Là công dân Việt Nam có độ tuổi không quá 65;

Thứ hai: Về bằng cấp: có bằng đại học chuyên ngành luật không phân việt đại học hoặc sau đại học;

Thứ ba: Về thời gian công tác: có ít nhất 03 năm công tác pháp luật tại các cơ quan, tổ chức; Tốt nghiệp khoá bồi dường nghề Thừa phát lại;

 Thứ tư: Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề thừa phát lại theo quy định của pháp luật về Thừa phát lại

+ Công chứng: Là công chứng viên đáp ứng đủ yêu cầu của Pháp luật công chứng như sau:

Thứ nhất: Về bằng cấp, có bằng cử nhân Luật

Thứ hai: Về thời gian công tác: Có thời gian công tác pháp luật từ 5 năm trở lệ tại các cơ quan tổ chức sau khi có bằng cử nhân luật

Thứ ba: Yêu cầu về chứng chỉ: tốt nghiệp khoá đào tạo công nghề công chứng hoặc hoàn thành khoá bồi dưỡng nghề theo Pháp Luật Công chứng, và đạt yêu cầu kết quả tập sự hành nghề công chứng

Thứ tư: Công chứng viên phải đảm bảo được sức khoẻ trong quá trình hành nghề công chứng.

– Nội dung công việc

+ Vi bằng

Như đã phân tích ở trên Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định

+ Công chứng

Công chứng sẽ ghi nhận tính xác thực, chính xác, hợp pháp không trái đạo đức của các loại giất tờ như hợp đồng, bản dịch. Ở đây không yêu cầu công chứng phải trực tiếp chứng kiến hành vi đó, mà sẽ dựa trên những giấy tờ , văn bản mà các bên cung cấp để thực hiện chức năng của Công chứng viên

– Hậu quả pháp luật

+ Vi bằng: Như đã phân tích thì vi bằng không phải là một hợp đồng, giao dịch, nó chỉ là một văn bản ghi nhận lại một sự kiện. Như vậy từ văn bản ghi nhận đó sx làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người yêu câu và họ tự chịu trách nhiệm về hành vi đó theo yêu cầu.

+ Công chứng: Khi Công chứng viên công chứng một hợp đồng, giao dịch, hoặc một văn bản thì sẽ có hiệu lực thi hành đối với các bên và chỉ bị huỷ bỏ khi Toà án tuyên bố vô hiệu, hoặc quy định khác của Luật.

Từ những phân tích trên Công ty Luật Hoàng Phi mong rằng Quí vị sẽ có thêm những thông tin cần thiết So sánh vi bằng và công chứng?  Nếu Quí vị còn thắc mắc hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ vào số điện thoại 1900 6557 hoặc email: lienhe@luathoangphi.vn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi