Trang chủ Thông tin cần biết Thừa phát lại là gì? Thừa phát lại làm công việc gì?
  • Thứ sáu, 24/03/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 8396 Lượt xem

Thừa phát lại là gì? Thừa phát lại làm công việc gì?

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được quy định tại Nghị định 08/2020 được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi thành án dân sự theo quy định định của Pháp Luật Thừa phát lại và Pháp Luật có liên quan.

Một trong các chủ thể cung cấp dịch vụ công phải kể đến là Thừa phát lại nhưng chức năng cũng như quyền hạn của thừa phát lại, lại chưa được đề cập  thường xuyên. Trong bài viết Thừa phát lại là gì? chúng tôi sẽ tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng liên quan đến thừa phát lại

Thừa phát lại là gì?

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được quy định tại Nghị định 08/2020 được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi thành án dân sự theo quy định định của Pháp Luật Thừa  phát lại và Pháp Luật có liên quan.

Theo đó, Thừa phát lại phải là công dân Việt Nam thực hiện các yêu cầu của các cơ quan, tổ chức cá nhân dựa trên thẩm quyền, phạm vi chức năng của mình trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

Thừa phát lại tiếng Anh là gì?

Thừa phát lại tiếng Anh là Bailiff. Trong tiếng Anh, thừa phát lại được định nghĩa như sau:

A person is considered to be a bailiff when he or she meets all the criteria. A person of Vietnamese nationality, graduated from law training schools, has worked for more than 3 years such as lawyers, notaries …, have certificates of bailiff, passed the probationary test.

Normally, those who meet the above conditions will be appointed as bailiffs, performing the tasks of serving papers and records; Conducting a diploma according to the provisions of law; determining conditions for judgment execution at the request of the involved parties; Organize the execution of judgments and decisions at the request of the involved parties.

Vi bằng là gì?

Căn cứ vào khoản 3 điều 2 nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại nêu khái niệm vi bằng như sau:

“ Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.”

Theo định nghĩa nếu trên ta có thể hiểu vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Vi bằng không thừa nhận, hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội mà chỉ ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế.

Điều kiện bổ nhiệm thừa phát lại?

Để có thể bổ nhiệm thừa phát lại, theo quy định tại Điều 6 – Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại, có quy định cụ thể như sau:

– Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.

– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

– Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bng tt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.

– Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại.

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Như vậy, để có thể bổ nhiệm thừa phát lại, công dân phải đáp ứng đầy đủ các quy định trên

Thừa phát lại được làm những công việc gì?

Theo quy định của Pháp Luật thừa phát lại thừa phát lại được làm những công việc như sau:

+ Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của các cơ quan: Toà án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án dân sự, trong những trường hợp liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài

+ Lập vi bằng hoạt động là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08-2020/NĐ-CP.

+ Xác minh điều kiện thi hành án dân sự: theo đó thừa phát lại có thẩm quyền xác định điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thẩm quyền thuộc cơ quan thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự có cùng trụ sở cấp tỉnh với Văn phòng thừa phát lại.

Nhưng để Thừa phát lại có thể thực hiện hoàn thành chức năng của mình pháp luật có quy định thêm  khi thực hiện xác minh điều kiện thi hành án thì Thừa phát lại có quyền xác minh thông tin ngoài địa bàn vừa xác định nêu trên

+ Tổ chức thi hành án: Theo đó thì Thừa phát lại sẽ được quyền tổ chức thi hành án những phải có yêu cầu của đương sự với một trong các bản án, quyết định sau đây:

Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh và tương được, Lưu ý là đã có hiệu lực của pháp luật; Bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp tính cũng đã có hiệu lực pháp luật. Và kèm theo là nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở

Bản án, quyết định phúc thẩm của Toà án cấp tỉnh nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở xét xử đối với các bản án, quyết định sơ thẩm cấp dưới chưa có hiệu lực pháp luật (cấp huyện); bản án quyết định phúc thẩm của toà án nhân dân tối cao đối với quyết định sơ thẩm, bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, lưu ý là phải nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở.

Bản án, quyết định Giám đốc thẩm của Toà án nhân tối cao với các bản á, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án cấp huyện, tỉnh nơi Văn Phòng thừa phát lại đặt trụ sở.

Danh mục những việc thừa phát lại không được làm?

Theo quy định, những việc sau đây thừa phát lại không được làm:

+ Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

+ Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.

+ Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.

+ Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.

+ Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của thừa phát lại?

Thừa phát lại sẽ phải có những quy định cụ thể về điều kiện để có thể hành nghề. Cụ thể, quyền và nghĩa vụ của thừa phát lại như sau:

– Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc.

– Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.

– Chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.

– Không đồng thời hành nghề tại 02 hoặc nhiều Văn phòng Thừa phát lại.

– Tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại hàng năm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

– Mặc trang phục Thừa phát lại theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định, đeo Thẻ Thừa phát lại khi hành nghề.

– Tham gia tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại (nếu có); chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của Văn phòng Thừa phát lại nơi mình đang hành nghề và tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Thừa phát lại mà mình là thành viên.

– Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định 08/2020 và pháp luật có liên quan.

Thừa phát lại có được kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư không?

Như chúng tôi đã tư vấn ở mục trên về việc người làm Thừa phát lại sẽ không được quyền làm những công việc sau đây:

– Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác;

– Sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức;

– Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng;

– Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản;

– Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì;

– Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Kết luận: Thừa phát lại KHÔNG có quyền thực hiện việc công chứng, chứng thực cũng như kiêm nhiệm các chức danh khác như công chứng viên, luật sư.

Trường hợp nào không được lập vi bằng?

Theo quy định tại điều 37 Nghị định 08/2020 về các trường hợp không được vi bằng. Cụ thể, các trường hợp sau không được lập vi bằng

– Những trường hợp chủ thể có yêu cầu vi bằng là chính bản thân thừa phát lại hoặc những người thân thích của thừa phát lại được quy định cụ thể tại khoản 4 Điều 4 nghị định 08/2020/NĐ-CP.

– Vi phạm các quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng như: Các trường hợp xâm phạm đến mục tiêu về an ninh, quốc phòng, thực hiện hành vi dẫn đến làm lộ bí mật, phát tán tin tức, tài liệu của nhà nước; vi phạm các quy định về ra vào trong khu vực cấm, nhạy cảm của các công trình an ninh quốc phòng, khu vực quân sự…

–  Vi bằng làm dẫn đến vi phạm đời sống riêng tư, bí mật của gia đình và cá nhân thuộc các trường hợp pháp luật có liên quan quy định

– Vi bằng trong các trường hợp không có giấy tờ chứng minh các quyền sử dụng sở hữu đất đai theo quy định hoặc những sự kiện, hành vi, giao dịch trái  pháp luật của người có yêu cầu vi bằng

– Các sự kiện mà không phải do Thừa phát lại chứng kiến trực tiếp

– Các sự kiện hành vi của những chủ thể đặc biệt sau:  cán bộ công chức. viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức thuộc Quân đội nhân dân ; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân nhưng đang thi hành nhiệm vụ

– Ngoài ra còn có các trường hợp khác theo quy định của pháp luật

Dịch vụ thừa phát lại uy tín, chuyên nghiệp tại Việt Nam

Trường hợp khách hành có nhu cầu sử dụng dịch vụ thừa phát lại tại, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và cung cấp dịch vụ trọn gói với chi phí hợp lý.

Công ty chúng tôi kết hợp chặt chẽ với các văn phòng thừa phát lại trên toàn quốc để cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Ngoài ra, chúng tôi có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp có ảm hiểu kiến thức trong lĩnh vực thừa phát lại, sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng.

Trong quá trình cung cấp dịch vụ, chúng tôi sẽ thực hiện các công việc sau:

+ Tư vấn cho khách hàng chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, thông tin cần thiết trong các dịch vụ thừa phát lại;

+ Tư vấn các bước tiến hành công việc từ A – Z cho khách hàng;

+ Đại diện, thay mặt khách hàng tiến hành thủ tục trong dịch vụ thừa phát lại;

+ Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề sau dịch vụ;

+ Giảm 10% chi phí khi sử dụng dịch vụ thừa phát lại sau này.

Trên đây là những nội dung mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc liên quan đến thừa phát lại là gì thuộc mục thừa phát lại. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 6557 của Luật Hoàng Phi để được tư vấn trực tiếp.

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI THĂNG LONG

Địa chỉ liên hệ: Số nhà 14, Lô 10B, đường Trung Yên 9A, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Tel: 04. 6282 4999  –  04. 6673 4922       Fax: 04. 6282 6031       

Hotline: 0981.393.686

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi