Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4426 Lượt xem

Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng?

Việc đảm bảo thực hiện pháp luật do Nhà nước ban hành là một trong những nội dung hết sức cần thiết và quan trọng được lồng ghép vào nội dung giảng dạy Giáo dục công dân khối trường Trung học Phổ thông. Tuy nhiên, nội dung này là khá khó và dễ nhầm lẫn […]

Việc đảm bảo thực hiện pháp luật do Nhà nước ban hành là một trong những nội dung hết sức cần thiết và quan trọng được lồng ghép vào nội dung giảng dạy Giáo dục công dân khối trường Trung học Phổ thông. Tuy nhiên, nội dung này là khá khó và dễ nhầm lẫn cho học sinh.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp một số nội dung liên quan nhằm trả lời cho câu hỏi: Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng?

Câu hỏi: Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng?

A. Uy tín của Nhà nước.

B. Quyền lực Nhà nước.

C. Chính sách của Nhà nước.

D. Chủ trương của Nhà nước.

Đáp án: Đáp án đúng là đáp án B. Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực Nhà nước.

Giải thích nguyên nhân lựa chọn đáp án B

– Thực hiện pháp luật vừa có tính chất quá trình vừa là kết quả cuối cùng của điều chỉnh pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể trong cuộc sống. Bản chất của thực hiện pháp luật là sự chuyển hóa các yêu cầu chung được xác định trong các nguyên tắc và quy phạm pháp luật vào trong các hành vi cụ thể của chủ thể.

– Trách nhiệm Nhà nước đảm bảo thực hiện pháp luật của công dân được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của Nhà nước, từ xây dựng chính sách pháp luật đến tổ chức thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật, kiểm tra, giám sát, dự báo và quản lý quá trình vận hành, phát triển của hệ thống pháp luật quốc gia.

– Nhà nước có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp lậut, đảm bảo cho các quy định, các nguyên tắc pháp luật được thực hiện hóa trong đời sống xã hội. Đây là vấn đề mang tính nguyên tắc và là mộ trong những đặc điểm tiêu chí nhận diện Nhà nước pháp quyền, nhận diện tính hiện thực của các quyền và lợi ích của con người.

– Quy định của pháp luật không thể tự động hóa thực hiện theo kiểu mậnh lệnh – phục tùng hay chỉ đơn thuần dựa vào sự áp chế của các chế tài pháp luật. Đối với tư cách là tổ chức thực hiện quyền lực công, Nhà nước nói chung và các cơ quan cá nhân công quyền nói riêng có trách nhiệm đảm bảo thực hiện pháp luật của công dân.

– Việc thực hiện pháp luật của mỗi công dân phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, có bản thân hoạt động hàng ngày của Nhà nước. Đặc biệt đối với Nhà nước pháp quyền, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện là trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm chínht rị và pháp lý của Nhà nước nói chung các cơ quan Nhà nước, cá nhân công quyền nói riêng.

Giải thích nguyên nhân không lựa chọn các đáp án khác

– Đáp án A. Uy tín của Nhà nước:

Uy tín của nhà nước được hình thành thông qua hoạt động, uy tín cá nhân của người đại diện cho các cơ quan Nhà nước xây dựng nên. Vị trí, vai trò quan trọng của những người có uy tín như trưởng thôn gương mẫu với tinh thần trách nhiệm cao không quản khó khăn. Bằng uy tín của mình sẽ góp phần nâng cao uy tín của cơ quan Nhà nước, nhận được nhiều sự ủng hộ của nhân dân.

Nhưng đây không phải là công cụ để đảm bảo thực hiện pháp luật do không có cơ chế hay bất cứ cơ sở nào để ràng buộc các cá nhân, tổ chức trong xã hội.

– Đáp án C. Chính sách của Nhà nước:

+ Chính sách của nhà nước là những hướng dẫn, phương pháp, luật lệ, thủ tục, biểu mẫu cụ thể và công việc hành chính được thiết lập để hỗ trợ và thúc đẩy công việc hướng tới các mục tiêu đề.

+ Trong đó, chính sách công là chính sách có bản chất thuộc về chính trị, quá trình ra quyết định chính sách là một quá trình chính trị nhưng sản phẩm của quá trình hoạch định chính sách thì dễ nhận thấy.

Do đó, chính sách của Nhà nước không phải là phương thức đảm bảo thực hiện pháp luật.

– Đáp án D. Chủ trương của Nhà nước:

Chủ trương là ý định quyết định về phương hướng hành động. Cũng có thể hiểu chủ trương là ý định, quyết định của tổ chức, cơ quan có thẩm quyền về phương hướng, kế hoạch, chuong trình hành động của cả nước hay của từng ngành, từng địa phương hoặc trên từng lĩnh vực hoạt động.

Như vậy, Pháp luật do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng? Là câu hỏi đã được chúng tôi trả lời trong bài viết phía trên. Chúng tôi mong rằng với nội dung trong bài viết quý bạn đọc sẽ nắm được những khái niệm, những đặc trưng liên quan đến ban hành và đảm bảo thực hiện pháp luật.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi