Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Mẫu giấy chứng nhận góp vốn mới nhất năm 2024
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4409 Lượt xem

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn mới nhất năm 2024

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn là biểu mẫu rất quan trọng, cần thiết thể hiện việc góp vốn, đảm bảo quyền lợi của cá nhân vào việc thành lập doanh nghiệp, đầu tư vào doanh nghiệp.

Giấy chứng nhận phần góp vốn là văn bản rất quan trọng nhằm đảm bảo quyền lợi của những người góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Vậy Mẫu giấy chứng nhận góp vốn có những nội dung gì? Cách hoàn thành mẫu chứng nhận ra sao?

Với những câu hỏi nêu trên, để giải đáp chúng tôi mời Khách hàng tham khảo nội dung bài biên soạn sau của Luật Hoàng Phi.

Những ai có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp?

Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty. Nhắc đến Góp vốn trong doanh nghiệp chúng ta sẽ nghĩ ngay đến góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của doanh nghiệp đã được thành lập. Hiện nay Pháp luật Việt Nam về doanh nghiệp có quy định:

3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:

a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Lưu ý: Tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.

Thời gian góp vốn là bao lâu?

Luật doanh nghiệp hiện nay quy định thống nhất thời hạn thanh toán đủ phần vốn góp của tất cả các loại hình công ty đều là 90 ngày kể từ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Đối với Công ty TNHH 2 thành viên trở lên thì: “Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”;

Đối với Công ty TNHH 1 thành viên thì: “Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”.

Đối với Công ty cổ phần thì: “Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua”.

Giấy chứng nhận góp vốn gồm những nội dung gì?

Giấy chứng nhận góp vốn là văn bản thể hiện việc góp vốn của một cá nhân, của một tập thể hay một doanh nghiệp nào đó cổ phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Từ đó công ty xác nhận quyền tài sản của thành viên trong công ty, chứng nhận tỷ lệ quyền sở hữu trong doanh nghiệp để đảm bảo quyền lợi của những người góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp.

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp thì tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp. Theo đó Mẫu Giấy chứng nhận góp vốn phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;

Vốn điều lệ của công ty;

– Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với thành viên là cá nhân; tên, số quyết định thành lập hoặc mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;

– Phần vốn góp, giá trị vốn góp của thành viên;

– Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;

– Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

Hướng dẫn thực hiện Mẫu giấy chứng nhận góp vốn

Trong quá trình soạn thảo mẫu chứng nhận góp vốn thì cần chú ý một số nội dung như sau:

– Tên công ty, số hiệu phải ghi đầy đủ, chính xác rõ ràng;

– Nội dung biểu mẫu phải ghi rõ giấy chứng nhận góp vốn cấp lần mấy;

– Căn cứ để cấp giấy chứng nhận dựa vào đâu. Ví dụ như:

Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2020 số 59/2020/QH14 được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Doanh Nghiệp;

Căn cứ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty do phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư cấp ngày

Căn cứ điều lệ Công ty được soạn thảo và thông qua ngày

Căn cứ việc góp vốn của các thành viên

– Điền đầy đủ tên thành viên góp vốn bao gồm các thông tin về họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, dân tộc, quốc tịch, Số chứng minh thư nhân dân/ căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, chỗ ở hiện tại…

– Mục thành viên công ty phải thể hiện rõ công ty nào, đã góp bao nhiêu, tương ứng với phần tram bao nhiêu trên tổng vốn điều lệ…

– Hình thức góp vốn là gì, thời điểm góp vốn cụ thể ngày bao nhiêu…

Quý vị có thể tham khảo mẫu sau:

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn

Trên đây là một số giải đáp thắc mắc về Mẫu giấy chứng nhận góp vốn cùng một số nội dung liên quan đến việc góp vốn. Khách hàng quan tâm, tham khảo nội dung bài viết có điều gì chưa hiểu rõ xin vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi