Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Chứng khoán Hợp đồng mua bán chứng khoán
  • Thứ sáu, 26/08/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1157 Lượt xem

Hợp đồng mua bán chứng khoán

Hợp đồng mua bán chứng khoán có nội dung như thế nào? Trong bài viết, chúng tôi sẽ đem đến các thông tin hữu ích về vấn đề này.

Nội dung Hợp đồng mua bán chứng khoán

Trong khi các nhà đầu tư chứng khoán cá nhân hay các nhà đầu tư chứng khoán có tổ chức chỉ có thể mua bán chứng khoán trên thị trường thông qua nhà môi giới chứng khoán thì công ti chứng khoán lại có thể tiến hành hoạt động tự doanh trên cơ sở trực tiếp kế kết các hợp đồng mua bán chứng khoán với khách hàng hoặc đặt lệnh mua, bán trên thị trường cho các nhà mối giới chứng khoán thực hiện.

Xét về bản chất, dù là thoả thuận trực tiếp giữa công ti chứng khoán với khách hàng hay thoả thuận gián tiếp thông qua các nhà môi giới là đại diện thì việc mua vào, bán ra chứng khoán của công ti chứng khoán tự doanh vẫn phải được thực hiện thông qua hình thức pháp lí là hợp đồng mua bán chứng khoán.

Hợp đồng mua bán chứng khoán là thoả thuận giữa công ti chứng khoán tự doanh với khách hàng về việc mua, bán các chứng khoán niêm yết và chứng khoán chưa niêm yết. Theo hợp đồng này, công ti chứng khoán tự doanh có thể trực tiếp tự mình thoả thuận mua hoặc bán một số lượng chứng khoán nhất định với khách hàng hoặc gián tiếp thoả thuận với khách hàng thông qua nhà môi giới chứng khoán là người đại diện mua hoặc đại diện bán.

Đối với hình thức kí hợp đồng trực tiếp với khách hàng, do công ti chứng khoán không phải trả phí cho nhà môi giới nên chi phí giao dịch sẽ rẻ hơn. Đây có lẽ là một trong những lí do khiến cho hình thức giao dịch này trở nên phổ biến hơn trong hoạt động tự doanh chứng khoán. Khi mua vào chứng khoán từ thị trường, do vị thế là chủ thể trực tiếp tiến hành các giao dịch chứng khoán cho khách hàng trên thị trường nên công ti chứng khoán tự doanh thường được đánh giá là có nhiều lợi thế hơn so với các nhà đầu tư khác.

Vì lẽ đó, để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các nhà đầu tư khác, pháp luật đòi hỏi công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của mình và phải công khai, minh bạch hóa quy trình tiếp nhận lệnh và đăng kí lệnh do khách hàng chuyển đến. Trong trường hợp công ty chứng khoán vi phạm nguyên tắc này, họ không những có thể bị đối kháng bởi các khách hàng đã đặt lệnh cho họ mà còn có thể bị xử lí bởi các chủ thể có chức năng giám sát thị trường như UBCKNN, sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán. 

Theo tập quán giao dịch, hợp đồng mua bán chứng khoán sẽ bao gồm các điều khoản chủ yếu sau đây: 

– Điều khoản về đối tượng hợp đồng. Trong điều khoản này, các bên thoả thuận rõ về các loại chứng khoán được mua bán, ví dụ cổ phiếu REE, cổ phiếu SACOM; trái phiếu Chính phủ… Đôi khi, các thoả thuận về giá cả cũng được đưa ra gắn liền với từng loại chứng khoán được mua bán. 

– Điều khoản về giá cả của chứng khoán. Trong trường hợp kí hợp đồng mua bán trực tiếp, giá cả của chứng khoán là do các bên trực tiếp thoả thuận với nhau. Còn đối với trường hợp kí hợp đồng mua bán chứng khoán thông qua nhà môi giới, mức giá đề nghị mua hay bán chứng khoán được thể hiện trong các lệnh đặt mua hay lệnh đặt bán chứng khoán gửi cho nhà môi giới và giá cả cuối cùng của chứng khoán được chấp nhận mua hay bán sẽ hình thành trên cơ sở kết quả khớp lệnh tập trung tại sàn giao dịch. 

– Điều khoản về phương thức thanh toán. Nói chung, việc thanh toán tiền mua chứng khoán và chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán sẽ được thực hiện trực tiếp giữa các bên hoặc thông qua nhà môi giới chứng khoán. 

Ngoài những điều khoản trên đây, các bên có thể thoả thuận thêm một số điều khoản khác trong hợp đồng mua bán chứng khoán, chẳng hạn như điều khoản về xử lý vi phạm hợp đồng và cách thức giải quyết tranh chấp… Nếu những điều khoản này 

không được thoả thuận trong hợp đồng, các quy định hiện hành của pháp luật sẽ được coi là căn cứ chung để các bên viện dẫn khi cần xử lý hành vi vi phạm hợp đồng hoặc cần giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng mua bán chứng khoán.

Quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể hoạt động tự doanh chứng khoán 

Thông qua công cụ pháp lí là hợp đồng mua bán chứng khoán, hoạt động tự doanh chứng khoán làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên tham gia, bao gồm công ti chúng khoán và khách hàng của họ. Đối với công ti chứng khoán, do có tư cách là chủ thể của hoạt động tự doanh chứng khoán nên chủ thể này có các quyền và nghĩa vụ khác nhau khi tham gia giao dịch với tư cách là bên mua hoặc bên bán chứng khoán. 

Với tư cách là bên mua chứng khoán, công ti chứng khoán có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây: 

– Quyền lựa chọn hình thức kí hợp đồng mua chứng khoán trực tiếp với người bán hoặc đặt lệnh mua chứng khoán cho các nhà môi giới để nhờ chủ thể này mua hộ chứng khoán cho mình. Nếu lựa chọn hình thức kí hợp đồng trực tiếp với khách hàng bán chứng khoán, công ty chứng khoán phải tự mình thoả thuận các điều khoản của hợp đồng với người bán, trong đó có điều khoản về giá cả của chứng khoán được mua bán.

Nếu lựa chọn hình thức kí hợp đồng gián tiếp thông qua nhà môi giới, công ti chứng khoán đặt lệnh mua cho nhà môi giới và bằng cách đó ủy quyền cho nhà môi giới đại diện cho mình trong việc xác lập hợp đồng mua chứng khoán với người bán. Với trường hợp này, giá cả của chứng khoán chủ yếu được xác định thông qua phương thức khớp lệnh tập trung tại nơi giao dịch, theo các nguyên tắc giao dịch của thị trường chứng khoán. 

– Quyền yêu cầu bên bán chứng khoán (trong trường hợp kí hợp đồng mua bán trực tiếp hoặc nhà môi giới (trong trường hợp kí hợp đồng mua bán gián tiếp thông qua nhà môi giới chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán cho mình. Quyền năng này thường được thực hiện sau khi công ti chứng khoán đã hoàn thành nghĩa vụ chuyển giao tiền mua chứng khoán cho người bán (trực tiếp hoặc thông qua nhà môi giới), trừ trường hợp các bên có thoả thuận về việc chuyển giao chứng khoán trước khi hoàn | thành nghĩa vụ thanh toán tiền mua chứng khoán. 

– Nghĩa vụ thanh toán tiền mua chứng khoán cho bên bán. Nghĩa vụ này có thể được thực hiện trực tiếp đối với người bán hoặc thông qua nhà môi giới bằng cách mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty môi giới. Trong trường hợp công ty chứng khoán trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với người bán, nghĩa vụ này được coi là hoàn thành khi bên bán đã nhận đủ tiền bán chứng khoán.

Còn trong trường hợp nghĩa vụ được thực hiện thông qua nhà môi giới chứng khoán thì nghĩa vụ này được coi là hoàn thành khi nhà môi giới chứng khoán đã chuyển giao đủ tiền vào tài khoản giao dịch chứng khoán của người bán chứng khoán. Nếu tiền không được chuyển giao cho người bán mặc dù công ty chứng khoán (với tư cách là người mua) đã mở và chuyển giao đủ tiền mua chứng khoán vào tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ti môi giới thì về nguyên tắc, người mua chứng khoán vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lí trực tiếp với người bán nhưng sau đó có quyền quay lại truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với nhà môi giới là người đại diện cho mình, do lỗi của người này trong việc thi hành nghĩa vụ thanh toán tiền cho người bán chứng khoán. 

Với tư cách là người bán chứng khoán trong hoạt động tự doanh, công ti chứng khoán có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây: 

– Quyền lựa chọn giữa hình thức kí hợp đồng bán chứng khoán trực tiếp cho người mua hoặc đặt lệnh bán cho nhà môi giới để nhờ bán hộ chúng khoán. Sự cân nhắc để lựa chọn giữa hai hình thức giao dịch này chủ yếu phụ thuộc vào khả năng nắm bắt thông tin từ thị trường của công ty chứng khoán, cũng như mức độ chi phí mà công ti chứng khoán phải bỏ ra cho việc bán chứng khoán. 

– Nghĩa vụ chuyển giao quyền sở hữu chứng khoán cho bên mua một cách trực tiếp hoặc thông qua nhà môi giới chứng khoán. Nghĩa vụ này của công ti chứng khoán được xem là hoàn thành khi bên mua đã nhận được quyền sở hữu chứng khoán.

Trong trường hợp công ty chứng khoán đã mở và chuyển giao chứng khoán vào tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ti môi giới nhưng tổ chức môi giới chứng khoán không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán cho người mua (với tư cách là người được ủy quyền của công ty chứng khoán) thì về nguyên tắc, công ti chứng khoán vẫn phải chịu trách nhiệm pháp lí trực tiếp đối với người mua chứng khoán, sau đó mới truy cứu trách nhiệm pháp lí trở lại đối với người môi giới về sự vi phạm của người này trong hợp đồng môi giới chứng khoán. 

– Quyền trực tiếp yêu cầu bên mua hoặc thông qua nhà môi giới để yêu cầu bên mua thanh toán tiền bán chứng khoán cho mình. Quyền năng này luôn hướng tới bên có nghĩa vụ là người mua chứng khoán, bất luận việc công ty chứng khoán kí hợp đồng bán chứng khoán trực tiếp cho người mua hay bán thông qua nhà môi giới chứng khoán. 

->>> Tham khảo thêm: Dịch vụ soạn thảo hợp đồng

->>> Tham khảo thêm: Tư vấn soạn thảo hợp đồng

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công ty TNHH có được lên sàn giao dịch chứng khoán không?

Lên sàn chứng khoán là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao...

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán như thế nào? Bài viết sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm...

Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về : Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng...

Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi