Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hợp đồng học việc là gì? Mẫu Hợp đồng học việc 2024 mới nhất
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6312 Lượt xem

Hợp đồng học việc là gì? Mẫu Hợp đồng học việc 2024 mới nhất

Hợp đồng học việc là sự thỏa thuận bằng văn bản của người có nhu cầu học việc với tổ chức, cá nhân nhằm mục đích được hướng dẫn, học việc dưới sự quản lý của bên tổ chức, cá nhân hướng dẫn.

Hợp đồng học việc là một loại hợp đồng khá thông dụng hiện nay, được các cá nhân, tổ chức sử dụng tương đối thường xuyên khi có nhu cầu tuyển dụng người chưa có kinh nghiệm tay nghề vào học việc sau đó làm việc cho mình.

Vậy hợp đồng học việc là gì? Mẫu hợp đồng học việc chung như thế nào? Mẫu hợp đồng học việc trong doanh nghiệp ra sao? Hợp đồng học việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây.

Hợp đồng học việc là gì?

Hợp đồng học việc là sự thỏa thuận bằng văn bản của người có nhu cầu học việc với tổ chức, cá nhân nhằm mục đích được hướng dẫn, học việc dưới sự quản lý của bên tổ chức, cá nhân hướng dẫn.

Hợp đồng học việc hiện nay không được pháp luật quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, do vậy hợp đồng này có thể được xem xét dưới hình thức hợp đồng đào tạo, hợp đồng học nghề.

Tuy không có quy định về hợp đồng học nghề tuy nhiên cũng cần đảm bảo không trái quy định pháp luật như:

Người học việc phải từ đủ 14 tuổi trở lên, có sức khỏe phù hợp để thực hiện công việc.

Trong hợp đồng đảm bảo nội dung về việc được học, nơi học việc, thời gian học việc, chi phí học việc, trách nhiệm của người hướng dẫn, người học việc.

Người học việc có thể phải trả chi phí để học việc, hoặc nhận được thù lao tùy thuộc vào thảo thuận giữa các bên trong hợp đồng.

Bên tổ chức, cá nhân hướng dẫn sẽ cung cấp các trang thiết bị, điều kiện để bên học việc có thể có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết sau khi hoàn thành khóa học việc.

Mẫu hợp đồng học việc hiện nay chưa có quy định cụ thể, chủ yếu do các bên thỏa thuận soạn thảo nên, không trái với quy định pháp luật lao động, pháp luật dân sự, luật khác có liên quan.

Doanh nghiệp có quyền ký hợp đồng học việc không?

Theo quy định Bộ Luật lao động liên quan đến học nghề,

Doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng học việc hay còn gọi là hợp đồng học nghề nếu đảm bảo đủ các điều kiện sau đây:

– Mục đích ký kết hợp đồng là để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc của mình. 

– Chỉ được tuyển dụng những người học nghề phải từ đủ 14 tuổi trở lên. Đối với nghề thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành thì chỉ được tuyển những người từ đủ 18 tuổi trở lên ngoại trừ những người học nghề trong các lĩnh vực nghệ thuật, thể dục, thể thao.

– Chỉ được tuyển dụng những người đảm bảo về sức khỏe sao cho phù hợp với yêu cầu của việc học nghề.

– Các bên phải giao kết hợp đồng đào tạo theo quy định của luật.

Quyền lợi của học viên (người lao động) trong thời gian học việc

Trong thời gian tham gia học việc tại Doanh nghiệp, người lao động sẽ được hưởng những quyền lợi sau đây:

– Không phải đóng học phí khi được tuyển vào học việc để làm việc cho doanh nghiệp;

– Trong thời gian học việc, nếu người học việc trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được doanh nghiệp trả lương theo mức do hai bên thoả thuận;

– Được tạo điều kiện tham gia đánh giá kỹ năng nghề để được cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia;

– Hết thời gian học việc, được ký kết hợp đồng lao động khi đủ điều kiện.

Tuy nhiên, người học việc cũng cần lưu ý, khi doanh nghiệp tuyển người vào học việc để làm việc tại doanh nghiệp, nếu người học việc không làm việc theo cam kết thì phải bồi thường chi phí theo thỏa thuận hoặc xác định trong hợp đồng học việc. (Điều 61 Bộ luật Lao động 2019)

Mẫu hợp đồng học việc chung

[gview file=”https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2020/09/200922.18.Mẫu-hợp-đồng-học-việc-tại-doanh-nghiệp.doc”]

Mẫu hợp đồng học việc chung sẽ bao gồm những nội dung chính như sau:

– Thông tin người hướng dẫn (Bên A):

+ Tên người đại diện, chức vụ.

+ Địa chỉ, số điện thoại, email.

+ Mã số thuế.

+ Số tài khoản.

– Thông tin người học việc ( Bên B):

+ Họ và tên.

+ Ngày tháng năm sinh.

+ Quốc tịch.

+ Nghề nghiệp.

+ Nơi cư trú.

+ Số chứng minh nhân dân.

– Thời gian học việc:

+ Từ ngày nào đến ngày nào.

+ Thời gian học việc mỗi ngày.

– Nghĩa vụ và quyền lợi của người học việc ví dụ:

+ Học việc dưới sự phân công, hướng dẫn của người quản lý.

+ Hoàn thành công việc được giao.

+ Tham dự đầy đủ khóa học việc.

+ Được nhận khoản hỗ trợ học việc là bao nhiêu.

+ Hình thức hỗ trợ khác.

+ Chi phí phải trả khi học việc.

– Nghĩa vụ và quyền hạn của người hướng dẫn ví dụ:

+ Hướng dẫn người học việc thực hiện những công việc cần thiết như đã thỏa thuận.

+ Thanh toán đủ chế độ cho người học việc như đã thỏa thuận.

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng học việc ví dụ:

+ Các bên không thực hiện đúng như thỏa thuận.

+ Các bên vi phạm pháp luật.

+ Do thiên tai, hỏa hoạn, sự kiện bất khả kháng.

– Hiệu lực của hợp đồng.

Mẫu hợp đồng học việc tại doanh nghiệp

Mẫu hợp đồng học việc tại doanh nghiệp mới nhất sẽ bao gồm những nội dung:

– Thông tin doanh nghiệp:

+ Tên doanh nghiệp.

+ Người đại diện của doanh nghiệp, chức danh.

+ Địa chỉ doanh nghiệp.

+ Mã số thuế, mã số doanh nghiệp.

+ Cách thức liên hệ: số điện thoại, email, fax.

– Thông tin người học việc:

+ Họ và tên.

+ Ngày tháng năm sinh.

+ Số chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, cấp tại đâu, bao giờ.

+ Nơi thường trú.

+ Nơi ở hiện tại.

+ Cách thức liên hệ: số điện thoại, email, fax.

– Đối tượng hợp đồng: hợp đồng học việc.

– Thời gian học việc:

+ Thời gian từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào.

+ Thời gian học:

Bao nhiêu giờ/ngày.

Bao nhiều giờ/tuần.

Các ca học việc như thế nào.

– Các khoản trợ cấp người học việc nhận được:

+ Số tiền.

+ Thanh toán dưới hình thức: tiền mặt hay chuyển khoản.

+ Thời hạn thanh toán.

– Quyền lợi và nghĩa vụ của người học việc:

+ Được hướng dẫn và giao công việc trong thời gian học việc.

+ Được tham gia các khóa học chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Được đóng góp ý kiến xây dựng công ty và bảo vệ quyền lợi của mình.

+ Được hưởng quyền lợi về các chế độ nghỉ các ngày lễ, tết theo quy định.

+ Chấp hành đúng nội quy doanh nghiệp.

+ Tham gia đầy đủ các khóa học việc.

– Nghĩa vụ và quyền hạn của doanh nghiệp:

+ Giao công việc đầy đủ, đúng thời hạn cho người học việc.

+ Có quyền xem xét để chấm dứt hợp đồng học việc trước thời hạn khi bên học việc vi phạm hợp đồng.

+ Có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do người học việc gây ra.

+ Tạo điều kiện để bên học việc có thể làm việc, tiếp thu kiến thức.

+ Thanh toán đầy đủ trợ cấp cho người học việc.

– Hiệu lực của hợp đồng học việc.

Hợp đồng học việc có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Hiện nay pháp luật chưa có quy định về hợp đồng học việc, do vậy cũng chưa có quy định về trường hợp phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người học việc theo hợp đồng học việc.

Tuy nhiên với người học việc theo các hợp đồng đào tạo nghề, hợp đồng học nghề có thể hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người học việc, việc hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội có thể được thỏa thuận trong hợp đồng học việc.

Do vậy khi người học việc tham gia bảo hiểm xã hội theo hình thức tự nguyện chỉ được hưởng chế độ hưu trí, tử tuất, không được hưởng những chế độ khác theo bảo hiểm xã hội bắt buộc như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Tuy nhiên các doanh nghiệp, tổ chức cũng cần lưu ý không thực hiện ký kết dưới hình thức hợp đồng học việc thay cho hợp đồng lao động để tránh phải thực hiện các nghĩa vụ của người sử dụng lao động, khi thực hiện hành vi gian dối, bị phát hiện doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo quy định pháp luật.

>>>>> Tham khảo thêm: Kí hợp đồng lao động 3 tháng có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Mọi thắc mắc liên quan đến hợp đồng học việc hãy liên hệ cho chúng tôi  qua số Tổng đài tư vấn 19006557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi