Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm xã hội là gì? Phân loại bảo hiểm xã hội theo Luật 2025
  • Thứ hai, 30/12/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5485 Lượt xem

Bảo hiểm xã hội là gì? Phân loại bảo hiểm xã hội theo Luật 2025

Trong thời kì hội nhập kinh tế, Việt Nam đang không ngừng cải thiện các mặt an sinh xã hội nhằm mang đến cho công dân của mình nhiều lợi ích khi tham gia các quan hệ lao động cũng như bảo đảm các quyền con người mà Việt Nam kí kết trong các Công ước quốc tế.

Bảo hiểm xã hội là chế độ an sinh xã hội không thể bỏ qua. Tổng đài tư vấn 19006557 xin giới thiệu một cái nhìn khái quát về Bảo hiểm xã hội là gì? Phân loại bảo hiểm xã hội? theo pháp luật Việt Nam hiện nay.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là hình thức bảo hiểm mà người sử dụng lao động và người lao động phải đóng cho chính phủ vào quỹ tài chính ngoài ngân sách Nhà nước để mà họ nhận được sự bù đắp khi họ không có khả năng làm việc bởi vì ốm đau, thai sản, nghỉ hưu, chết hoặc mất việc làm.

Phân loại bảo hiểm xã hội?

Sau khi hiểu rõ bản chất của Bảo hiểm xã hội là gì? Phân loại bảo hiểm xã hội? là một câu hỏi được nhiều người quan tâm, Tổng đài tư vấn 1900 6557 xin giáp đáp chi tiết như sau:

Bảo hiểm xã hội được phân loại khác nhau theo từng giai đoạn của pháp luật Việt Nam, cụ thể:

1995 – 2006 chỉ bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc.

2007 – 2008 bao gồm 02 loại là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2009 đến năm 2014 thì bảo hiểm xã hội được phân thành 03 loại là bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp.

2015 đến nay thì bảo hiểm xã hội chỉ gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại bảo hiểm mà cả người sử dụng lao động và người lao động đều phải tham gia đóng vào quỹ tài chính độc lập với ngân sách do Nhà nước tổ chức.

Về các chế độ được hưởng trong Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

– Chế độ ốm đau

– Chế độ thai sản

– Chế độ hưu trí

Chế độ tử tuất

Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định cụ thể theo các điểm tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình mà người tham gia có quyền chọn mức đóng, thời gian đóng hợp lý với nguồn thu nhập của mình vào quỹ tài chính độc lập với ngân sách do Nhà nước tổ chức và có sự hộ trợ của Nhà nước.

Về các chế độ được hưởng trong Bảo hiểm xã hộ tự nguyện:

– Chế độ hưu trí

– Chế độ tử tuất

Về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam, những người đang trong độ tuổi lao động và không thuộc các đối tượng đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Mức đóng bảo hiểm xã hội mới nhất?

Đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Mức đóng BHXH = Tỷ lệ đóng x Mức tiền lương tháng đóng BHXH.

Tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội được xác định cho từng đối tượng cụ thể tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

1/ Mức đóng áp dụng đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 2 trừ điểm e, g, i của khoản này.

Bảng tổng hợp mức đóng các loại bảo hiểm (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp):

Người sử dụng lao độngNgười lao động
BHXHBHYTBHTNBHXHBHYTBHTN
ÔĐ – TSTNLĐ – BNNHT – TTÔĐ – TSTNLĐ – BNNHT –TT
3%+ 0.3% (đủ ĐK tại điều 5 NĐ 58/2020/NĐ-CP)

+ 0.5% (không đủ ĐK tại điều 5 NĐ 58/2020/NĐ-CP)

14%3%1%8%1.5%1%
21.3% hoặc 21.5%10.5%
Tổng 31.8% hoặc 32%

2/ Tỷ lệ đóng áp dụng đối với đối tượng tại điểm e khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội:

Về các tỷ lệ hầu như tương tự với các đối tượng đã nêu ở trên, tuy nhiên, chỉ riêng một vài chế độ sau thì có sự khác biệt:

– Với chế độ TNLĐ – BNN thì đối tượng này được áp dụng là 0.5%.

– Với chế độ BHYT: nếu thuộc các đối tượng được quy định tại điểm 1.4 Khoản 1 Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì áp dụng tỷ lệ là 4.5 %, trong đó người sử dụng lao động đóng 3% và người  lao động đống 1.5%.

Còn nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm 3.14 khoản 3 Điều 17 của Quyết định này thì tỷ lệ áp dụng là 4.5% do ngân sách nhà nước chi trả.

3/ Đối với đối tượng tại điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội:

– Người lao động hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hữu trí và tử tuất.

– Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% vào mức lương cơ sở cho người lao động.

– Với BHYT mức đóng hằng tháng bằng 4.5% mức lương cơ sở, trong đó UBND xã đóng 3%; người lao động đóng 1.5%.

4/ Đối với đối tượng tại điểm g khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội:

Đối tượng đi làm việc ở nước ngoài  theo Hợp đồng lao động tại tiết b điểm 1.7 khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH đóng hằng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất là 8% mức tiền lương tháng. Còn người sử dụng lao động đóng 3% vào quỹ ốm đau thai sản và 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Các trường hợp còn lại trong điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 Quyết định này phải đóng 22% mức tiền lương tháng hoặc 22% của 02 lần mức lương cơ sở tùy thuộc vào đối tượng tham gia vào quỹ bảo hiểm xã hội hằng tháng.

Đối với mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Người lao động hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất, mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Mức chuẩn hộ nghèo hiện nay căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg là 700.000 đồng/ người/ tháng ở khu vực nông thôn.

Mức lương cơ sở hiện nay áp dụng là 1.800.000 đồng/ tháng. 

Quyền và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm xã hội

Quyền và nghĩa vụ của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội:

– Về quyền của người lao động:

1/ Tham gia, hưởng các chế độ trong loại hình bảo hiểm tương ứng mà người lao động đã đóng vào quỹ tài chính ngoài ngân sách của Nhà nước.

2/ Được lên danh sách hoặc kê khai để được cấp, quản lý sổ BHXH.

3/ Thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ trong quản lý về bảo hiểm xã hội trả lương hưu và trợ cấp đầy đủ các chế độ nhanh chóng, đúng đắn và chính xác.

4/ Ngoài ra 04 đối tượng thuộc quy định tại Khoản 4 điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 còn được hưởng các chế độ của Bảo hiểm Y tế

5/ Người đang hưởng lương hưu hoặc các trợ cấp khác có thể được ủy quyền cho người khác thực hiện thay công việc này giúp mình

6/Được cập nhật các thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội 06 tháng 01 lần từ người sử dụng lao động, 01 năm 01 lần từ cơ quan bảo hiểm xã hội.

7/ Trong quá trình tham gia bảo hiểm xã hội nếu phát hiện có bất kỳ vi phạm nào của các cơ quan, tổ chức bảo hiểm xã hổi thì cá nhân người lao động có quyền thực hiện việc khiếu nại, tố cáo và khởi kiện theo luật định.

– Về nghĩa vụ của người lao động;

1/ Thực hiện đóng đủ và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật

2/ Thực hiện đầy đủ các thủ tục trong việc lập hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội

3/ Giữ gìn, quản lý tốt sổ bảo hiểm xã hội của mình tránh thất lạc, mất mát.

Quyền và nghĩa vụ lao động của người sử dụng lao động:

– Về quyền của người sử dụng lao động:

1/ Không thực hiện theo bất kỳ yêu cầu nào có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2/ Trong quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội nếu phát hiện có bất kỳ sai phạm nào của tổ chức, cá nhân trong quản lý, thực hiện các chính sách về bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động có quyền khiếu nại, tố cáo và khời kiện theo luật định.

– Về nghĩa vụ của người sử dụng lao động;

1/ Lập danh sách những người lao động, nộp đến cơ quan bảo hiểm xã hội để đảm bảo các chế độ cho người lao động.

2/ Đóng bảo hiểm xã hội theo các tỷ lệ tương ứng mà pháp luật đã quy định

3/ Hỗ trợ, phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện các khoản trợ cấp cho người lao động

4/ Xác nhận các thông tin về thời gian đóng, thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, thôi việc cho cơ quan bảo hiểm xã hội để tiến hành chốt sổ bảo hiểm cho người lao động kịp thời, nhằm tránh gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động.

5/ Công khai, niêm yết đầy đủ các thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động 06 tháng 01 lần.

6/ Báo cáo kịp thời, đủ, chính xác các thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cho cơ quan bảo hiểm xã hội 01 năm 01 lần.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến Bảo hiểm xã hội là gì? Phân loại bảo hiểm xã hội theo Luật 2025 tại chuyên mục Bảo hiểm xã hội, Quý độc giả có thể tham khảo các bài viết khác liên quan tại website: luathoangphi.vn

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hồ sơ hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật hiện hành

Luật sư Hoàng Phi cho hỏi: Tôi muốn làm hồ sơ để hưởng lương hưu. Luật sư cho hỏi để được hưởng lương hưu thì hồ sơ gồm những gì? Tôi xin Cảm...

Có được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu không?

Tôi mua BHYT, nơi khám chữa bệnh ban đầu là tại bệnh viện đa khoa huyện An Dương. Nay vì tôi phải chuyển công tác ra ngoài Hà Nội thì tôi có được thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu ra bệnh viện ngoài này...

Ký hợp đồng lao động 2 tháng có phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?

Luật sư cho tôi hỏi, tôi vừa ký hợp đồng lao động có thời hạn 02 tháng với một công điện máy thì có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Mong sớm nhận được câu trả lời của luật...

Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tôi tên là Huỳnh Văn Đức. Hiện tôi đã nghỉ hưu, các cháu tôi đều đã tốt nghiệp đại học và chuẩn bị đi làm. Tôi muốn hỏi: Mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động hiện nay được quy định như thế...

Chế độ tử tuất đối với BHXH bắt buộc năm 2025 như thế nào?

Chế độ tử tuất được đặt ra khi người tham gia bảo hiểm xã hội, người đang hưởng chế độ của bảo hiểm xã hội chết. Hiện nay, chế độ tử tuất được áp dụng thực hiện theo quy định của luật bảo hiểm xã hội năm 2014....

Xem thêm