Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Chứng khoán Hoạt động quản lí thành viên của sở giao dịch chứng khoán
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 704 Lượt xem

Hoạt động quản lí thành viên của sở giao dịch chứng khoán

Hoạt động quản lí thành viên của sở giao dịch chứng khoán như thế nào? Khi có thắc mắc này, Quý độc giả đừng bỏ qua những chia sẻ trong bài viết này:

Một thành phần không thể thiếu được trong hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán chính là các thành viên của Sở giao dịch chứng khoán. Theo nguyên tắc trung gian trong hoạt động chứng khoán, chỉ có thành viên mới được phép trực tiếp thực hiện giao dịch mua bán tại sở giao dịch chứng khoán. Các tổ chức, cá nhân muốn mua bán chứng khoán tại sở giao dịch chứng khoán phải qua trung gian là các thành viên này

Sở giao dịch chứng khoán quản lí thành viên thông qua các tiêu chuẩn do mình đặt ra phù hợp với quy định của pháp luật. Trước khi Luật chứng khoán năm 2006 có hiệu lực, các tiêu chuẩn để trở thành thành viên trung tâm giao dịch chứng khoán khá đơn giản. . 

Các công ty chứng khoán sau khi được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, được kinh doanh nghiệp vụ môi giới và/ hoặc tự doanh chứng khoán thì đều có thể đăng kí với sở giao dịch chứng khoán để trở thành thành viên của các sở giao dịch này.

Luật chứng khoán năm 2006 đã cải tiến thêm một bước, theo đó việc có giấy phép kinh doanh nghiệp vụ môi giới và/hoặc tự doanh mới chỉ là điều kiện cần. Công ty chứng khoán phải đáp ứng các điều kiện nhất định của sở giao dịch chứng khoán, phải tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy chế thành viên do sở giao dịch chứng khoán ban hành thì mới được chấp nhận trở thành thành viên. Đây chính là điều kiện đủ. 

Quy định việc phải đáp ứng cả điều kiện cần và đủ đối với thành viên giao dịch tại sở giao dịch chứng khoán là phù hợp về mặt lý luận và thực tiễn. Sở giao dịch chứng khoán hiện nay là một pháp nhân độc lập không trực thuộc UBCKNN, được ban hành các quy chế riêng để phục vụ hoạt động của mình trong đó mỗi nước mà sự quản lý theo hai cơ chế này ở những mức độ khác nhau.

Ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển, vai trò quản lí của Nhà nước chỉ ở tầm vĩ mô thông qua các cơ chế, chính sách đảm bảo cho thị trường vận hành ổn định và phát triển. Nhà nước không can thiệp quá sâu vào việc quản lí các hoạt động mang tính nghiệp vụ của thị trường mà để dành công việc này cho các tổ chức tự quản.

Đối với những thị trường OTC mới hình thành và đang phát triển, vai trò của tổ chức tự quản chưa được khẳng định, kinh nghiệm còn ít, do vậy vai trò quản lý Nhà nước cần phải được thể hiện đáng kể. Khi thị trường phát triển đến một mức độ nhất định, Nhà nước có thể chuyển dần một số nội dung quản lí của mình sang cho các tổ chức tự quản thực hiện. Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành và phát triển, vai trò của các tổ chức tự quản không lớn, do vậy, thị trường OTC sẽ chịu sự quản lí của cơ quan quản lí chuyên ngành UBCKNN là chủ yếu. 

Dù theo cơ chế quản lí nào thì vấn đề đặt ra vẫn phải là quản lí chặt chẽ thị trường OTC để bảo đảm sự ổn định và phát triển của thị trường này, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư trên thị trường. 

>>>>> Xem thêm: Chứng khoán là gì?

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công ty TNHH có được lên sàn giao dịch chứng khoán không?

Lên sàn chứng khoán là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao...

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán như thế nào? Bài viết sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm...

Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về : Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng...

Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi