Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng nào dưới đây?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5682 Lượt xem

Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng nào dưới đây?

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.

Công bằng, bình đẳng luôn là lý tưởng mà xã hội hướng đến trong tất cả các vấn đề. Tuy nhiên, công bằng và bình đẳng cực kỳ quan trọng đối với pháp luật. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình Giáo dục công dân lớp 12.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng nào dưới đây?

Câu hỏi: Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng nào dưới đây?

A. Tính quyền lực bắt buộc chung.

B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung.

C. Tính quy phạm phổ biến.

D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức.

Đáp án: Đáp án đúng là đáp án C. Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng tính quy phạm phổ biến.

Giải thích nguyên nhân lựa chọn đáp án C

Giá trị công bằng và bình đẳng của pháp luật được thể hiện rất rõ qua đặc trưng tính quy phạm phổ biến, cụ thể:

– Giá trị công bằng của pháp luật được thể hiện thông qua tính quy phạm phổ biến như sau:

+ Tiêu chuẩn về các quyền tự nhiên yêu cầu rằng pháp luật phải phù hợp với quyền tự nhiên.

+ Có một tiêu chuẩn về tính bất thiên vị ngay trong cách diễn đạt luật và trong cách trình bày diễn giải luật.

– Bình đẳng là công dân có quyền lợi ích bình đẳng, quyền bình đẳng là một loại quyền lợi cơ bản của công dân, cụ thể:

Căn cứ quy định tại Điều 16 – Hiến pháp năm 2013: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”.

Mọi người không phân biệt dân tộc, nghề nghiệp, xuất thân, tôn giáo, tài sản hay giáo dục đều có quyền bình đẳng. Bình đẳng được quy định trong Hiến pháp và pháp luật. Mọi quyền lợi của nhân dân được pháp luật bảo vệ, đối với những hành vi vi phạm căn cứ vào pháp luật để truy cứu, không có đặc quyền trước pháp luật công dân đều có trách nhiệm của mình và có nghĩa vụ chấp hành pháp luật.

– Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để điều chỉnh quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.

+ Quy định pháp luật do các cơ quan Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đặt ra thừa nhận hoặc phê chuẩn. Do đó, quy phạm pháp luật thể hiện ý chí Nhà nước, chung chứa đựng trong mình những tư tưởng, quan điểm chính trị – pháp lý của Nhà nước.

Nhà nước áp đặt ý chí của mình trong quy phạm pháp luật bằng cách xác định những đối tượng nào trong những hoàn cảnh, điều kiện nào thì phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật, những quyền và nghĩ vụ pháp lý mà họ có và cả những biện pháp cưỡng chế nào mà họ bắt buộc phải gánh chịu.

Nhà nước đã nhận trách nhiệm bảo vệ chúng và bảo đảm cho chúng được thực hiện bằng quyền lực Nhà nước, thuộc tính do các Cơ quan Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng quyền lực Nhà nước. Thuộc tính do các Cơ quan Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện là thuộc tính thể hiện là thuộc tính thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa quy phạm pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác.

+ Quy phạm pháp luật là công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội, nội dung của nó thể hiện 02 mặt là cho phép và bắt buộc. Có thể hiểu là quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự trong đó chỉ ra các quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.

Trong nhữung quy phạm pháp luật thường chứa đựng những chỉ dẫn về khả năng và các phạm vi có thể tiến hành hành vi, cũng như những nghĩa vụ mà các bên tham gia quan hệ xã hội phải thực hiện.

Trong cơ chế điều chỉnh pháp luật quy phạm pháp luật có vai trò thực hiện chức năng thông báo của Nhà nước đến cả chủ thể tham gia quan hệ xã hội về nội dung ý chí, mong muốn của Nhà nước để họ biết được hành vi nào được phép thực hiện, hành vi nào không được phép thực hiện,…

Như vậy, nội dung Giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật được thể hiện rõ nhất ở đặc trưng nào dưới đây? đã được chúng tôi trả lời cụ thể trong bài viết. Chúng tôi mong rằng với những phân tích trong bài viết sẽ cung cấp thêm những thông tin cần thiết cho học sinh.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi