Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Chào bán chứng khoán là gì? Vai trò của chào bán chứng khoán
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 930 Lượt xem

Chào bán chứng khoán là gì? Vai trò của chào bán chứng khoán

Chào bán chứng khoán là gì? Vai trò của chào bán chứng khoán? Tất cả sẽ được chúng tôi chia sẻ, làm rõ qua bài viết này. Mời Quý vị theo dõi nội dung:

Chào bán chứng khoán là gì?

Chào bán chứng khoán là hoạt động phát hành chứng khoán để thu hút vốn nhằm thoả mãn nhu cầu về vốn của chủ thể chào bán. Chủ thể chào bán chứng khoán rất đa dạng, có thể là chính phủ, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp. 

Chính phủ thường chào bán chứng khoán dưới dạng trái phiếu chính phủ hoặc tín phiếu kho bạc để huy động vốn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ khi nguồn thu của ngân sách nhà nước hoặc ngân sách địa phương không đủ để đáp ứng nhu cầu chi tiêu. 

Doanh nghiệp có thể chào bán chứng khoán dưới dạng cổ phiếu (công ty cổ phần), trái phiếu (công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn) hoặc cả cổ phiếu và trái phiếu (công ty cổ phần) tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, để gọi vốn, thoả mãn nhu cầu vốn trong kinh doanh. Không phải tất cả các doanh nghiệp đều được chào bán chứng khoán mà quyền chào bán thường chỉ dành cho công ty cổ phần và công ti trách nhiệm hữu hạn. Công ti cổ phần có quyền chào bán cả cổ phiếu và trái phiếu còn công ti trách nhiệm hữu hạn chỉ có quyền chào bán trái phiếu. 

>>>>> Xem thêm: Chứng khoán là gì?

Vai trò của chào bán chứng khoán

Chào bán chứng khoán có vai trò quan trọng không chỉ đối với chủ thể chào bán mà còn đối với cả nền kinh tế nói chung. 

– Vai trò của chào bán chứng khoán đối với chủ thể chào bán

Đối với chủ thể phát hành là chính phủ thì việc chào bán chứng khoán có khả năng giúp chính phủ thu hút được nguồn vốn lớn từ khắp nơi trên toàn quốc. Như vậy, ngay cả khi ngân sách nhà nước thâm hụt, chính phủ vẫn có thể huy động vốn để thoả mãn nhu cầu chi tiêu của mình, đặc biệt là để thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng cơ sở mà không phải dùng đến những biện pháp tạo tiền có nguy cơ dẫn đến lạm phát.

Ngày nay, chính phủ của hầu hết các nước phát triển và đang phát triển đều chào bán chứng khoán để bù đắp thâm hụt ngân sách. Thực tiễn cho thấy, không chỉ nước nghèo mà cả nước giàu đều phải đương đầu với nạn bội chi ngân sách và bù đắp thâm hụt ngân sách bằng con đường vay dân, qua phát hành công trái hay trái phiếu chính phủ, các biện pháp này xem ra được các quốc gia ưu chuộng hơn con đường in thêm tiền để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính phủ. 

Đối với các doanh nghiệp, chào bán chứng khoán là kênh huy động vốn quan trọng, giúp các doanh nghiệp giải quyết khó khăn về vốn và không bị lệ thuộc thái quá vào vốn tín dụng ngân hàng mà vẫn có thể thoả mãn nhu cầu về vốn trong kinh doanh. Chào bán chứng khoán, vì vậy, cho phép các doanh nghiệp trực tiếp huy động vốn từ các chủ thể có nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, bớt được khâu trung gian trong huy động vốn.

Thiếu kênh huy động vốn này, các doanh nghiệp sẽ phải vay vốn ngân hàng mà thực chất, những khoản tiền các ngân hàng (với tư cách là các trung gian tài chính) cho doanh nghiệp vay lại được huy động từ các chủ thể có tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, do đó chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được vốn vay từ các ngân hàng có thể sẽ cao hơn so với chi phí doanh nghiệp bỏ ra để huy động vốn trực tiếp từ các chủ thể khác có tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế. 

Hơn nữa, chào bán chứng khoán có khả năng đem lại cho doanh nghiệp các nguồn vốn dài hạn và ổn định hơn so với nguồn vốn doanh nghiệp vay từ ngân hàng. Việc chào bán cổ phiếu sẽ đem lại cho doanh nghiệp nguồn vốn ổn định vì khi huy động vốn qua chào bán cổ phiếu, các doanh nghiệp không bị ràng buộc bởi trách nhiệm hoàn trả các cổ động nguồn vốn mà họ đã góp; ngay cả khi huy động vốn qua chào bán trái phiếu, doanh nghiệp vẫn có quyền ấn định thời hạn trái phiếu và thường thời hạn này trên 5 năm.

– Vai trò của chào bán chứng khoán đối với nền kinh tế và xã hội

Đối với nền kinh tế và xã hội, chào bán chứng khoán sẽ đem lại nguồn vốn cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Khi chính phủ chào bán trái phiếu hay tín phiếu, nguồn vốn huy động được thường được dùng vào việc nâng cấp, xây dựng mới hay thực hiện một hoặc một vài dự án phát triển kinh tế-xã hội nào đó đã nằm trong danh mục chi ngân sách, được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên, vào năm ngân sách, nguồn thu dự kiến không thực hiện được hoặc chưa thực hiện được dẫn đến nhu cầu chi tiêu không thể được đáp ứng kịp thời từ nguồn thu đã dự kiến. Vì vậy, thông qua hoạt động chào bán, kế hoạch chi tiêu đã được duyệt sẽ được thực hiện ngay cả khi kế hoạch thu ngân sách chưa thực hiện được, tránh được tình trạng chậm trễ trong khâu chấp hành dự toán chi ngân sách, đặc biệt đối với những nhiệm vụ chị không thể trì hoãn. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những khoản chi cho phát triển kinh tế-xã hội. 

Vai trò của chào bán chứng khoán đối với nền kinh tế-xã hội còn được thể hiện ngay cả trong hoạt động chào bán chứng khoán của các doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp chào bán chứng khoán để huy động vốn, dự án kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được thực hiện, khi đó không chỉ bản thân doanh nghiệp có lợi mà nền kinh tế cũng có lợi do đóng góp của doanh nghiệp từ phần thu nhập có được từ dự án kinh doanh vào ngân sách nhà nước dưới dạng các khoản thuế doanh nghiệp phải nộp đồng thời xã hội cũng có lợi do dự án kinh doanh đó tạo thêm việc làm cho người lao động. 

>>>>> Xem thêm: Thị trường chứng khoán là gì?

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công ty TNHH có được lên sàn giao dịch chứng khoán không?

Lên sàn chứng khoán là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao...

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán như thế nào? Bài viết sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm...

Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về : Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng...

Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi