Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Chứng khoán Các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán
  • Thứ sáu, 27/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 588 Lượt xem

Các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán

Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ về Các loại hình quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán. Mời Quý vị theo dõi nội dung:

Việt Nam, đầu tư tập thể chính thức được pháp luật thừa nhận từ ngày 26/7/1998, kể từ khi Nghị định của Chính phủ số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán (gọi tắt là Nghị định số 48/1998/NĐ-CP) có hiệu lực. Tuy nhiên khi đó, Nghị định số 48/1998/NĐ-CP (Chương V) chỉ cho phép một phương tiện đầu tư tập thể duy nhất là quỹ đầu tư chứng khoán được thành lập và hoạt động. Nghị định số 48/1998/NĐ-CP cũng không quy định có những loại quỹ đầu tư chứng khoán nào được phép hoạt động ở Việt Nam. 

Quỹ đầu tư chứng khoán vẫn tiếp tục được thừa nhận trong Nghị định của Chính phủ số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 (gọi tắt là Nghị định số 144/2003/NĐ-CP). Mặc dù Nghị định số 144/2003/NĐ-CP không có điều khoản riêng quy định rõ về loại hình quỹ đầu tư chứng khoán được phép thành lập và hoạt động ở Việt Nam nhưng đã ngụ ý thừa nhận hai loại quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ thành viên và quỹ đại chúng.

Điều này cho thấy Nghị định số 144/2003/NĐ-CP đã tiến xa hơn Nghị định số 48/1998/NĐ-CP trong việc đa dạng hoá phương tiện đầu tư tập thể, tạo điều kiện để các nhà đầu tư có thể lựa chọn khi tham gia vào thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tuy nhiên, Luật chứng khoán mới thực sự là bước đột phá, xét về phương diện đa dạng hoá phương tiện đầu tư tập thể, vì Luật chứng khoán không chỉ mở rộng hơn loại hình quỹ đầu tư chứng khoán so với trước đây mà còn thừa nhận cả công ty đầu tư chứng khoán như một phương tiện đầu tư tập thể. Như vậy, Luật chứng khoán đã thừa nhận cả hai phương tiện đầu tư tập thể phổ biến nhất thường tìm thấy ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển trên thế giới. 

Theo Luật chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán là quỹ hình thành từ vốn góp của nhà đầu tư với mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ việc đầu tư vào chứng khoán hoặc vào các loại tài sản khác, kể cả bất động sản, trong đó nhà đầu tư không có quyền kiểm soát hàng ngày đối với việc ra quyết định đầu tư của quỹ. Như vậy Luật chứng khoán đã không giới hạn phạm vi đầu tư của quỹ như tên gọi của quỹ mà còn cho phép quỹ đầu tư vào cả những tài sản không phải là chứng khoán. Luật cũng chỉ rõ mức độ quyền hạn của nhà đầu tư bỏ vốn vào quỹ trong lĩnh vực quản lí hoạt động đầu tư của quỹ. 

Quỹ đầu tư chứng khoán, theo Luật chứng khoán gồm hai loại: quỹ thành viên và quỹ đại chúng. Quỹ thành viên là quỹ đầu tư chứng khoán có số thành viên tham gia góp vốn không vượt quá một giới hạn luật định (ba mươi thành viên) và các thành viên này phải là pháp nhân. Đây là điểm mới của Luật chứng khoán so với Nghị định số 144/2003/NĐ-CP vì trước đây, Nghị định số 144/2003/NĐ-CP không đưa ra những điều kiện cụ thể có liên quan tới số lượng cũng như địa vị pháp lý của các thành viên góp vốn vào quỹ thành viên. 

Quỹ đại chúng là quỹ đầu tư chứng khoán thực hiện chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng. Quỹ đại chúng lại tiếp tục được phân thành quỹ mở và quỹ đóng. Quỹ mở là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng phải được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. Toàn bộ việc mua, bán lại chứng chỉ quỹ và phát hành thêm chứng chỉ quỹ để tăng vốn cho quỹ do công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát thay mặt quỹ đảm nhiệm. Quỹ đóng là quỹ đại chúng mà chứng chỉ quỹ đã chào bán ra công chúng không được mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư. 

Công ty đầu tư chứng khoán, theo Luật chứng khoán, là định chế tài chính lần đầu tiên được thừa nhận ở Việt Nam và gồm hai loại: công ty đầu tư chứng khoán đại chúng (chào bán cổ phiếu ra công chúng) và công ti đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ (chỉ chào bán cổ phiếu trong phạm vi hẹp, cho một số lượng nhỏ nhà đầu tư).

Sự khác biệt điển hình giữa công ty đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ và công ti đầu tư chứng khoán đại chúng là ở chỗ công ti đầu tư chứng khoán phát hành riêng lẻ có số lượng cổ đông không vượt quá mức tối đa theo quy định của pháp luật đồng thời giá trị vốn đầu tư của mỗi nhà đầu tư cá nhân hoặc tổ chức cũng phải đạt mức tối thiểu luật định.

Khác với các công ti có chứng khoán lưu hành trên thị trường, chủ yếu chỉ phải tuân thủ pháp luật về công bố thông tin và đăng kí phát hành, các quỹ đầu tư chứng khoán và công ti đầu tư chứng khoán thường được pháp luật chứng khoán điều chỉnh không chỉ đối với hoạt động công bố thông tin và đăng kí phát hành (nếu là quỹ đầu tư chứng khoán đại chúng và công ty đầu tư chứng khoán đại chúng) mà còn điều chỉnh cả việc quản lý và giám sát hoạt động đầu tư của quỹ và của công ty đầu tư chứng khoán.

Mục đích của pháp luật điều chỉnh quỹ đầu tư chứng khoán và công ty đầu tư chứng khoán là nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của nhà đầu tư trước khả năng bị lạm dụng bởi các tổ chức tham gia vào hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ti đầu tư chứng hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phải có chứng chỉ hành nghề chứng khoán và có tối thiểu ba người hành nghề chứng khoán cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh. 

Ngoài ra, pháp luật chứng khoán còn quy định cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập như sau: 

– Cổ đông hoặc thành viên sáng lập là cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc trường hợp đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh; Chỉ được phép sử dụng vốn của chính mình để góp vốn, không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác. Cá nhân tham gia góp vốn phải chứng minh khả năng góp vốn bằng tiền, chứng khoán, hoặc các tài sản khác.

Thời điểm xác nhận giá trị tiền, chứng khoán hoặc tài sản khác để chứng minh năng lực tài chính tối đa không quá 30 ngày tính đến ngày hồ sơ đề nghị thành lập công ty chứng khoán đã đầy đủ và hợp lệ. Các tài sản dùng để chứng minh năng lực tài chính của cổ đông, thành viên góp vốn không đang trong tình trạng cầm cố, thế chấp, đặt cọc, ký cược, kí quỹ hoặc đang có tranh chấp hoặc đang dùng để chứng minh năng lực tài chính tại các doanh nghiệp, hoặc phục vụ cho các mục đích khác”. 

– Cổ đông hoặc thành viên sáng lập là pháp nhân phải đang hoạt động hợp pháp, có thời gian hoạt động tối thiểu là 05 năm; Công ty chứng khoán thành lập theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên phải có tối thiểu 02 cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức, trong đó phải có ít nhất 01 tổ chức là ngân hàng thương mại, công ti tài chính hoặc công ti bảo hiểm.

Tỉ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp của các cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là tổ chức tối thiểu là 65% vốn điều lệ, trong đó tỉ lệ sở hữu cổ phần của cổ động sáng lập, thành viên sáng lập là ngân hàng thương mại, công ti tài chính hoặc công ti bảo biểm tối thiểu phải đạt 30% vốn điều lệ của công ti chứng khoán.

Đối với công ti chứng khoán thành lập theo hình thức công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại, công ty tài chính hoặc công ti bảo hiểm. Nguồn vốn góp của pháp nhân phải là nguồn vốn hợp pháp và được tổ chức kiểm toán độc lập xác nhận, không được sử dụng vốn ủy thác của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn…

Pháp nhân hoạt động kinh doanh phải có lãi trong 02 năm liền trước năm xin phép thành lập công ti chứng khoán và không có lỗ luỹ kế đến thời điểm hồ sơ đề nghị thành lập công ty chứng khoán đã đầy đủ và hợp lệ; Công tỉ bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ti tài chính tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán phải đảm bảo duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn vốn và các điều kiện tài chính khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành”. 

Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập công ty chứng khoán không được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp ban đầu của mình trong vòng 03 năm kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông sáng khoán, do tính chất đặc thù trong tổ chức và hoạt động của các phương tiện đầu tư tập thể này so với các công ti khác có chứng khoán lưu hành trên thị trường.

Như vậy, vì lợi ích của các nhà đầu tư bỏ vốn lập quỹ đầu tư chứng khoán hay công tỉ đầu tư chứng khoán, cần phải có quy chế pháp lí hữu hiệu, điều chỉnh từ việc thành lập tới toàn bộ quá trình hoạt động đầu tư của các định chế tài chính này với sự tham gia của các công ti quản lý quỹ và ngân hàng giám sát nhằm đảm bảo hoạt động của các tổ chức cung ứng địch vụ tư vấn đầu tư và giám sát đầu tư này tuân thủ pháp luật và điều lệ của quỹ đầu tư chứng khoán hoặc của công ty đầu tư chứng khoán.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Công ty TNHH có được lên sàn giao dịch chứng khoán không?

Lên sàn chứng khoán là hình thức mà một công ty lần đầu phát hành chứng khoán ra công chúng sau khi được các sở giao dịch chứng khoán (sàn chứng khoán) cho phép và tổ chức giao...

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán

Đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép thành lập, hoạt động kinh doanh chứng khoán như thế nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết này...

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Cơ chế giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán như thế nào? Bài viết sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả làm...

Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về : Khái niệm, đặc điểm tranh chấp, giải quyết tranh chấp về chứng khoán và thị trường chứng...

Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ về Nội dung pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi