Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn quy định làm thêm giờ mới nhất qua Tổng đài tư vấn 1900 6557
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4893 Lượt xem

Tư vấn quy định làm thêm giờ mới nhất qua Tổng đài tư vấn 1900 6557

Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều yêu cầu người lao động làm thêm giờ. Chính vì vậy, người lao động cần trang bị các kiến thức về pháp luật để hiểu rõ nghĩa vụ cũng như quyền lợi mà người lao động được hưởng khi làm thêm giờ

Đa số các doanh nghiệp hiện nay đều yêu cầu người lao động làm thêm giờ, chính vì vậy, người lao động cần trang bị các kiến thức về pháp luật để hiểu rõ nghĩa vụ cũng như quyền lợi mà người lao động được hưởng khi làm thêm giờ. quý khách hàng hãy liên hệ với TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 1900 6557 để được tư vấn về các quy định tại Bộ luật lao động hiện hành về số giờ làm thêm cũng như chế độ lương mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động.

Tổng đài tư vấn pháp luật lao động trực tuyến: 1900 6557

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 1900 6557 SẼ TƯ VẤN VỀ CÁC QUY ĐỊNH LÀM THÊM GIỜ BAO GỒM:

– Tư vấn số giờ làm thêm tối đa của người lao động;

– Tư vấn tiền lương làm thêm giờ;

– Tư vấn các chế độ khác khi người lao động làm thêm giờ;

– Tư vấn trách nhiệm của người sử dụng lao động trong vấn đề làm thêm giờ;

– Tư vấn các vấn đề khác có liên quan;

Quy định pháp luật hiện hành về điều kiện làm thêm giờ và tiền lương làm thêm giờ

1. Làm thêm giờ là gì?

Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc theo nội quy lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 106 Bộ luật lao động, việc làm thêm giờ chỉ được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định pháp luật.

Chúng tôi sẽ làm rõ về các điều kiện để làm thêm giờ trong nội dung tiếp theo của bài viết, vì vậy Quý vị đừng bỏ lỡ.

2. Các điều kiện để làm thêm giờ

Tại Điều 106, Bộ luật Lao động năm 2012 có quy định chi tiết về điều kiện làm thêm giờ của người lao động cụ thể như sau:

– Được sự đồng ý của người lao động;

– Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;

Có thể tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm nếu thuộc các trường hợp sau đây:

+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản;

+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;

+ Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.

Tuy nhiên, đơn vị sử dụng lao động cần thực hiện đúng thủ tục thông báo trong các trường hợp này.

– Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố  trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã không được nghỉ.

Lưu ý: Trong một số trường hợp sau đây, người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối:

+ Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.

3. Cách tính tiền lương làm thêm giờ

Tiền lương mà người lao động làm thêm giờ được quy định chi tiết tại Điều 97 của Bộ luật Lao động 2012 như sau:

– Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

– Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

– Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 97 Bộ luật lao động người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

4. Xử phạt một số hành vi vi phạm về làm thêm giờ

Các quy định về làm thêm giờ tương đối phức tạp, nếu không tìm hiểu kỹ càng, doanh nghiệp dễ vi phạm và bị xử lý theo quy định pháp luật. Một số hành vi vi phạm về làm thêm giờ và mức phạt tương ứng Quý vị cần lưu ý như sau:

Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi không thực hiện thông báo tới cơ quan chức năng về trường hợp tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm;

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định theo một trong các mức sau đây:

+ Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

+ Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

+ Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

+ Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

+ Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Còn rất nhiều vấn đề có liên quan đến làm thêm giờ trên thực tế Quý vị còn thắc mắc, nếu có bất kỳ khó khăn nào về làm thêm giờ hãy liên hệ tới Chúng tôi để được bảo vệ các quyền, lợi ích một cách tốt nhất.

PHƯƠNG THỨC LIÊN HỆ VỚI TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 1900 6557

Thứ nhất: Quý khách hàng hãy liên hệ qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 1900 6557 nhánh số 7. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn nhiệt tình và Luật sư giàu kinh nghiệm về tư vấn luật lao động, chúng tôi cam kết sẽ mang lại câu trả lời hài lòng quý khách hàng về những vấn đề liên quan tới làm thêm giờ.

Thứ hai: Ngoài phương thức trên quý khách hàng có thể gửi thư qua địa chỉ email lienhe@luathoangphi.vn, chúng tôi sẽ biên tập các câu hỏi của quý khách hàng và trả lời trong thời gian sớm nhất, tuy nhiên số lượng câu hỏi gửi về email của Công ty Luật Hoàng Phi rất nhiều nên thời gian trả lời có thể kéo dài từ 3 đến 5 ngày.

Mọi vấn đề thắc mắc của bạn sẽ được TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 1900 6557 giải quyết ngay khi tiếp nhận thông tin.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Quy định pháp luật về việc trổ cửa sổ trông sang nhà hàng xóm

Ông Tùng muốn trổ cửa sổ tầng 2 trông sang nhà ông Thắng nhưng ông Thắng không đồng ý. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Xin luật sư tư vấn...

Hành vi lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người có bị coi là tội phạm không?

Mô là tập hớp các tê bào cùng một loại hay nhiều loại khác nhau để thực hiện các chức năng nhất định của cơ thể người. Bộ phận cơ thể người là một phần của cơ thể được hình thành từ nhiều loại mô khác nhau để thực hiện các chức năng sinh lý nhất định. Lấy mô, bộ phận cơ thể người là việc tách mô, bộ phận từ cơ thể người hiến khi còn sống hoặc sau khi...

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2024

Bảo hiểm xã hội chính là một chính sách an sinh rất hữu ích đối với những người lao động, ngoài mức tiền lương hàng tháng bên sử dụng lao động trả cho người lao động thì sẽ còn chi trả thêm một khoản tiền khi người lao động mất việc, ốm...

Tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở theo quy định Bộ luật hình sự

Tội phạm các quy định về quản lý nhà ở là hành vi chiếm dụng chỗ ở, xây dựng nhà ở không có giấy phép theo quy định của pháp luật hoặc là xây không đúng nội dung ghi trong giấy phép xây...

Trình tự, thủ tục tách thửa và sang tên quyền sử dụng đất

Tôi có thắc mắc về thủ tục tách thửa đất, mong anh chị giải đáp dùm tôi. Mẹ tôi hiện muốn tách đất cho tôi và muốn tách thành 2 sổ đỏ riêng. Sổ đỏ mà bà mẹ tôi đang giữ có ghi là quyền sử dụng đất của hộ Bà Trương Thị Trí. Vậy trường hợp này thì thủ tục sẽ như thế nào? Mảnh đất tôi được cho là 105,5 m2 thì phải đóng phí trước bạ là bao nhiêu? Ngoài ra còn có thêm...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi