Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Trong một quy phạm pháp luật phần nào không bắt buộc phải có?
  • Thứ ba, 12/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1249 Lượt xem

Trong một quy phạm pháp luật phần nào không bắt buộc phải có?

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định…

Quy phạm pháp luật là những quy tắc, chuẩn mực mang tính bắc buộc chung phải thực hiện đối với tất cả mọi tổ chức, cá nhân và được thừa nhận bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Vậy Trong một quy phạm pháp luật phần nào không bắt buộc phải có? Khách hàng quan tâm theo dõi bài viết để có thêm thông tin hữu ích.

Quy phạm pháp luật là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.

Lưu ý: Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Cấu trúc của quy phạm pháp luật

Cấu tạo của một quy phạm pháp luật bao gồm ba thành phần là giả định, quy định và chế tài.

Trong đó:

– Giả định là bộ phân quy định về địa điểm, thời gian, chủ thể, hoàn cảnh và tính huống xảy ra vụ việc. Nghĩa là nói về trường hợp áp dụng quy phạm pháp luật đó.

– Quy định là bộ phận quan trọng quy định về những điều mà chủ thể cần thực hiện khi có những điều kiện của giả định đã đặt ra.

– Chế tài là bộ phận chỉ ra những biện pháp mà cơ quan nhà nước áp dụng với chủ thể có hành vi trái với quy định và giả định đã nêu ra. Đây là hậu quả pháp lý bất lợi của chủ thế thực hiện hành vi đó phải gánh chịu khi không thực hiện đúng quy định.

Ví dụ về quy phạm pháp luật

Ví dụ 1: Trong Bộ luật hình sự 2015 quy định:

Điều 161. Tội làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân

1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Quy phạm pháp luật này có cấu thành bao gồm giả định và chế tài. Giả định là “Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân”

Chế tài là “thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Ví dụ 2: Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Điều 239. Từ bỏ quyền sở hữu

Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó.

Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.

Trong một quy phạm pháp luật phần nào không bắt buộc phải có?

Trong pháp luật thì được phân thành những nội mảng luật khác nhau chuyên về những vấn đề pháp lý của mảng đó. Trong quy định của Luật Doanh nghiệp hay Luật Hiến pháp thì chủ yếu là những quy phạm phạm luật có cấu tạo từ thành phần giả định và quy định. Còn trong Bộ luật Hình sự thì chủ yếu là những điều khoản quy định tội danh và cấu tạo từ giả định và chế tài.

Như vậy có thể thấy hầu như trong các quy phạm pháp luật không thể thiếu phần giả định. Một vấn đề pháp lý sẽ có mối liên hệ với nhau chặt chẽ. Và không nhất thiết một điều khoản phải được cấu tạo đầy đủ ba cấu thành nêu trên.

Từ những phân tích trên có thể thấy trong một quy phạm pháp luật phần quy định, chế tài không bắt buộc phải có. Tuy nhiên để một quy phạm pháp luật hoàn chỉnh thì cần sự kết hợp linh hoạt giữa thành phần.

Trên đây là một số chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi giải đáp thắc mắc liên quan đến Trong một quy phạm pháp luật phần nào không bắt buộc phải có? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác liên quan vui lòng phản ánh trực tiếp để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi