Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Trâu bò phá hoại vườn nhà hàng xóm thì phải bồi thường thế nào?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8175 Lượt xem

Trâu bò phá hoại vườn nhà hàng xóm thì phải bồi thường thế nào?

Nhà tôi nuôi trâu bò. Ngày 3/12 trong lúc chăn thả do không để ý nên hai con trâu tuột khỏi mốc vào phá hỏng gần 20m2 nhà hàng xóm. Gia đình tôi phải bồi thường và chịu phạt như thế nào?

 

Câu hỏi:

Xin chào văn phòng Luật Hoàng Phi. Tôi có một thắc mắc xin được Luật sư tư vấn như sau:

Nhà tôi nuôi trâu bò, bình thường vẫn hay chăn thả dọc bờ mương để nó tự ăn cỏ ở ven đường. Vào ngày 3/12 vừa rồi trong lúc chăn thả trâu bò, tôi không để ý nên hai con trâu tuột dây khỏi mốc và lao vào ruộng ngô trong vườn nhà người hàng xóm gần đấy. Hai con trâu phá hoại gần 20m2 ngô nhà người ta, giờ người ta đang bắt đền gia đình tôi phải bồi thường nếu không họ sẽ đưa ra xã giải quyết. Vì vậy tôi gửi thư xin nhờ Luật sư tư vấn giúp tôi trường hợp này nhà tôi phải bồi thường hay nộp phạt như thế nào?

Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật hiện hành, trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đầy đủ các căn cứ được quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 603 Bộ luật dân sự 2015 về Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra:

“1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”.

Như vậy, đối với trường hợp này, thiệt hại trên thực tế đã xảy ra là hỏng gần 20m2 ngô và do tài sản là hai con trâu của gia đình bạn gây ra. Việc gây ra thiệt hại này là do trong quá trình chăn thả bạn đã không để ý dẫn đến hai con trâu tuột khỏi mốc và lao vào vườn nhà người hàng xóm gây thiệt hại. Do đó, phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp này và chủ sở hữu hai con trâu gây thiệt hại là gia đình bạn là người phải chịu trách nhiệm bồi thường này

Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại, theo quy định tại Điều 585 Bộ luật dân sự 2015:

“1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.”

Trâu bò phá hoại vườn nhà hàng xóm thì phải bồi thường thế nào?

Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

Như vậy, về nguyên tắc thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ, kịp thời nhưng các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, hình thức bồi thường. Trong trường hợp mức bồi thường quá lớn mà gia đình bạn không có khả năng chi trả thì có thể xin được giảm mức bồi thường nếu được bên thiệt hại là gia đình người hàng xóm đồng ý.

Bên cạnh đó, với việc để trâu bò gây thiệt hại cho tài sản của người khác, gia đình bạn còn có thể bị xử phạt hành chính. Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;

d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;

đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;

e) Đđộng vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;

g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;

h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.”

Như vậy, với hành vi để cho trâu bò gây thiệt hại về tài sản cho người khác, bạn có thể bị xử phạt hành chính là phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, đồng thời phải bồi thường thiệt hại cho gia đình người hàng xóm theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.     

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi