Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 13199 Lượt xem

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng?

Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

Quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được quy định tại Điều 584 – Bộ luật dân sự năm 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định như sau:

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo Bộ luật dân sự

Thứ nhất: Có thiệt hại xảy ra

–  Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi được áp dụng là nhằm khôi phục tình trạng tài sản cho người bị thiệt hại nên thiệt hại là yếu tố không thể thiếu được trong việc áp dụng trách nhiệm này. Chỉ có thiệt hại mới phải bồi thường, chỉ khi nào biết được thiệt hại là bao nhiêu mới có thể ấn định người gây thiệt hại phải bồi thường bao nhiêu. Vì vậy, muốn áp dụng trách nhiệm này thì việc đầu tiên là phải xem xét có thiệt hại xảy ra hay không và phải xác định được thiệt hại là bao nhiêu.

–  Thiệt hại về tài sản là những tổn thất vật chất thực tế được tính thành tiền mà người có hành vi trái pháp luật đã gây ra cho người khác; thiệt hại về thể chất là sự giảm sút về sức khoẻ, mất mát về tính mạng, hình thể của người bị thiệt hại; thiệt hại về tinh thần là sự ảnh hưởng xẩu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc suy sụp về tâm lý, tình cảm của người bị thiệt hại. Để có cơ sở cho việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại, các thiệt hại do xâm phạm đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm cũng phải được xác định thành một khoản tiền cụ thể. Vì vậy, thiệt hại là những tổn thất xảy ra được tính thành tiền bao gồm những mất mát, hư hỏng, huỷ hoại về tài sản, nguồn thu nhập bị mất, chi phí nhàm ngăn chặn, khắc phục những hậu quả xấu về tài sản, sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tinh thần.

–  Có thể chia thành hai loại thiệt hại sau đây:

+ Thiệt hại trực tiếp: Là những thiệt hại đã xảy ra một cách khách quan, thực tế và có cơ sở chắc chắn để xác định, bao gồm mất mát, hư hỏng về tài sản, các chi phí cho việc ngăn chặn, khắc phục các thiệt hại.

+ Thiệt hại gián tiếp: Là những thiệt hại mà phải dựa trên sự suy đoán khoa học mới có thể xác định được thiệt hại. Thiệt hại này còn được gọi là thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút, lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất. Đổi với loại thiệt hại này nếu chỉ mang tính giả định, không có cơ sở khoa học chắc chắn để xác định thì không được đưa vào khoản thiệt hại để áp dụng trách nhiệm bồi thường.

Thứ hai: Hành vi gây thiệt hại trái pháp luật

Hành vi trái pháp luật là những xử sự cụ thể của con người được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động trái với quy định (yêu cầu) của pháp luật. Trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hành vi trái pháp luật là những hành vi xâm hại tới tài sản, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác và đa phần được thể hiện dưới dạng hành động. Tuy nhiên, những hành vi gây thiệt hại do xâm phạm các yếu tố trên nhưng được thực hiện phù họp với quy định của pháp luật sẽ không bị coi là hành vi trái pháp luật và vì vậy, người thực hiện hành vi đó không phải bồi thường thiệt hại. Chẳng hạn, hành vi gây thiệt hại trong giới hạn của phòng vệ chính đáng hoặc gây thiệt hại đúng với yêu cầu của tình thế cấp thiết.

Thứ ba: Có lỗi của người gây thiệt hại.

–  Lỗi là quan hệ giữa chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật với xã hội mà nội dung của nó là sự phủ định những yêu cầu của xã hội đã được thể hiện thông qua các quy định của pháp luật. Khi một người có đủ nhận thức và điều kiện để lựa chọn cách xử sự sao cho xử sự đó phù hợp với pháp luật, tránh thiệt hại cho chủ thể khác nhưng vẫn thực hiện hành vi gây thiệt hại thì người đó bị coi là có lỗi. Như vậy, lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, phản ánh nhận thức của người đó đối với hành vi và hậu quả của hành vi mà họ đã thực hiện. Bao gồm hai hình thức lỗi sau đây:

+ Lỗi cố ý: Một người bị coi là có lỗi cố ý nếu họ đã nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện hành vi đó. Nếu người này mong muốn thiệt hại xảy ra từ việc thực hiện hành vi thì lỗi của họ là lỗi cổ ý trực tiếp. Nếu họ không mong muốn thiệt hại xảy ra nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra thì lỗi của họ là lỗi cố ý gián tiếp. “Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ hành vỉ của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muon hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra”.

+ Lỗi vô ý: người có hành vi gây thiệt hại được xác định là có lỗi vô ý nếu họ không thấy trước được hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại mặc dù họ phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra khi họ thực hiện hành vi đó. Nếu người này cho rằng thiệt hại không xảy ra thì lỗi của họ được xác định là lỗi vô ý cẩu thả; nếu họ cho rằng có thể ngăn chặn được thiệt hại thì lỗi của họ là lỗi vô ý vì quá tự tin. “Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được”.

Thứ tư: Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

Quá trình phát sinh, phát triển và chẩm dứt giữa các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng có mối liên hệ nội tại, trong đó, sự vật, hiện tượng này là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng kia. Có thể một sự vật, hiện tượng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của nhiều sự vật, hiện tượng khác, có thể nhiều sự vật, hiện tượng cùng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng khác. Vì vậy, để xác định chính xác người phải bồi thường thiệt hại cần phải dựa vào cặp phạm trù: Nguyên nhân và kết quả và tìm ra mối liên hệ giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra, trong đó, thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại, hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (12 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi