Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Tính quyền lực bắt buộc chung là đặc điểm để phân biệt pháp luật với?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3929 Lượt xem

Tính quyền lực bắt buộc chung là đặc điểm để phân biệt pháp luật với?

Đạo đức thể hiện thông qua dạng không thành văn như văn hóa truyền miệng, phong tục tập quán, ca dao, tục ngữ,… và dạng thành văn như sách chính trị, kinh,… Còn đối với pháp luật hệ thống của văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật, Luật, Nghị định hay Thông tư.

Pháp luật và một số phạm trù khác có nhiều nét tương đồng với nhau. Chính vì thế, trong quá trình trả lời các câu hỏi đa số các em học sinh sẽ dễ bị nhầm lẫn do không nắm chắc các khái niệm, đặc trưng của pháp luật.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới các em một số nội dung nhằm trả lời cho câu hỏi: Tính quyền lực bắt buộc chung là đặc điểm để phân biệt pháp luật với?

Câu hỏi: Tính quyền lực bắt buộc chung là đặc điểm để phân biệt pháp luật với?

A. Kinh tế.

B. Đường lối.

C. Đạo đức.

D. Chủ trương.

Đáp án: Đáp án đúng là đáp án C. Tính bắt buộc chung là đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức.

Giải thích lý do chọn đáp án C:

– Đạo đức và pháp luật luôn là hai phạm trù có rất nhiều điểm tương đồng và dễ gây nhầm lẫn. Có thể kể đến một số điểm giống nhau cơ bản như:

+ Có tính phổ biến và xu hướng để phù hợp với xã hội. Pháp luật và đạo đức đều mang tính quy phạm phổ biến là khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của mỗi con người trong xã hội. Có tác động đến hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống và chủ thể trong xã hội.

+ Là tập hợp những quy tắc xử sự chung là khuôn khổ, khuôn mẫu, chuẩn mực hướng dẫn con người cách xử sự trong xã hội. Pháp luật được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể đã xác định được mà được đặt ra cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh.

+ Được thực hiện và điều chỉnh nhiều lần trong thực tế cuộc sống để phù hợp với các điều kiện hoàn cảnh khác nhau trong xã hội, vì ban hành ra pháp luật và các chuẩn mực đạo đức không chỉ để điều chỉnh một mối quan hệ cụ thể mà là để điều chỉnh cả một hệ thống xã hội chung.

+ Kết quả là đúc kết của quá trình nhận thức, phản ánh sự tồn tại và phát triển của xã hội trong những giai đoạn khác nhau. Pháp luật và đạp đức vừa chịu sự chi phối, vừa tác động tới đời sống kinh tế xã hội.

– Trong quá trình phân biệt đạo đức và pháp luật thì có thể nhận thấy một số điểm khác nhau, cụ thể:

+ Hình thức thể hiện: Đạo đức thể hiện thông qua dạng không thành văn như văn hóa truyền miệng, phong tục tập quán, ca dao, tục ngữ,… và dạng thành văn như sách chính trị, kinh,… Còn đối với pháp luật hệ thống của văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật, Luật, Nghị định hay Thông tư.

+ Cơ sở hình thành: Đối với đạo đức được đúc kết từ cuộc sống, nguyện vọng của nhân dân và được truyền tai nhau qua nhiều thế hệ. Còn đối pháp luật thì do Nhà nước ban hành.

+ Các biện pháp bảo đảm thực hiện: Đạo đức chủ yếu là tự giác, răn đe, khen chê, nhận xét hay lên án. Còn đối với pháp luật thông qua bộ máy cơ quan như cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp để đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp quyền lực của Nhà nước.

Do đó, có thể nhận thấy xuyên suốt những tiêu chí nhằm phân biệt giữa đạo đức và pháp luật thì tính quyền lực bắt buộc chung là đặc trưng nổi bật nhất để phân biệt.

Giải thích nguyên nhân không lựa chọn các đáp án còn lại:

– Đáp án A. Kinh tế:

+ Đối với kinh tế thì không có tính bắt buộc chung mà chỉ có giới hạn bắt buộc chung đối với các chủ thể trong hợp đồng kinh tế hoặc trong phạm vi nhất định.

+ Ví dụ như hợp đồng kinh tế là văn bản thể hiện các giao dịch, thỏa thuận giữa các bên ký kết thực hiện các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các thỏa thuận khác có liên quan đến mục đích kinh doanh trong hợp đồng kinh tế phải có quy định rõ ràng các quyền và nghĩa vụ giữa các bên.

Do đó, chỉ có các bên trong hợp đồng kinh tế đó bắt buộc phải thực hiện các điều khoản đã thỏa thuận. Từ đó có thể nhận thấy, đối với lĩnh vực kinh tế vẫn có tính quyền lực bắt buộc chung nhưng ở một giới hạn nhất định.

– Đáp án B. Đường lối:

Đường lối của Đảng là hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp của cách mạng Việt Nam. Do đó, đường lối của Đảng cũng được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực bắt buộc của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

– Đáp án D. Chủ trương:

Chủ trương là ý định, quyết định về phương hướng hành động. Theo nghĩa hẹp chủ trương là ý định hay quyết định của tổ chức, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về phương hướng, chương trình hay kế hoạch hành động của cả nước hay của từng ngành, từng địa phương hoặc trên từng lĩnh vực,…

Từ đó, có thể nhận thấy cũng giống như đường lối, chủ trương cũng được đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của Nhà nước.

Như vậy, Tính quyền lực bắt buộc chung là đặc điểm để phân biệt pháp luật với? Đã được chúng tôi trả lời chi tiết trong bài viết. Chúng tôi mong rằng qua bài viết các em học sinh có thể nắm bắt được những nội dung chính quan trọng của tính quyền lực bắt buộc chung từ đó có thể đưa ra những câu trả lời chính xác cho các câu hỏi có liên quan.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi