Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản
  • Thứ bẩy, 24/06/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 272 Lượt xem

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của một hoặc cả hai bên chủ thể của hợp đồng vay tài sản về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng vay.

Thực tế thấy được rằng tranh chấp hợp đồng vay tài sản xảy ra rất phổ biến hiện nay do đó Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản cũng được rất nhiều người quan tâm.

Hợp đồng vay tài sản là gì?

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì bên vay phải có nghĩa vụ trả đủ tiền khí đán hạn (nếu vay tiền), nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đồng thời trả lãi nếu có.

Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là gì?

Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là sự mâu thuẫn, bất đồng ý kiến của một hoặc cả hai bên chủ thể của hợp đồng vay tài sản về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng vay.

Tranh chấp có thể về quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia trong hợp đồng mà chủ yếu là liên quan đến việc thực hiện hoặc không thực hiện quyền và nghĩa vụ tự nguyện thỏa thuận trong hợp đồng hoặc cũng có thể xảy ra tranh chấp phát sinh từ nội dung của hợp đồng, giải thích từ ngữ hợp đồng, thực hiện hợp đồng, sửa đổi, bổ sung chấm dứt hợp đồng….

Nội dung đơn khởi kiện hợp đồng vay tài sản

Trước khi thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản thì cần có đơn khởi kiện hợp đồng vay tài sản. Nội dung đơn phải có đầy đủ các nội dung chính theo quy định sau đây:

– Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

– Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

– Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

– Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

– Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản được thực hiện như sau:

Bước 1: Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ khởi kiện và nộp hồ sơ tại Tòa án

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

– Đơn khởi kiện: đơn phải thỏa mãn nội dung theo Điều 189 BLTTDS 2015;

– CMND hoặc CCCD của người khởi kiện, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/đăng ký hoạt động (nếu người khởi kiện/bị kiện là doanh nghiệp)

– Giấy tờ, tài liệu liên quan tới nội dung vụ việc như hợp đồng hoặc văn bản tài liệu có giá trị như một giao dịch vay tài sản, tài liệu, chứng minh việc thực hiện nghĩa vụ của bên vay, chứng minh sự vi phạm nghĩa vụ thanh toán gốc và lãi trong hạn của bên vay,….

Bước 2: Thụ lý vụ án

– Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này. (căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015).

Bước 3: Chuẩn bị xét xử

Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án được quy định như sau:

– Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần nhưng không quá 02 tháng.

– Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

– Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải tiến hành lấy lời khai của đương sự, tiến hành các phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ hoặc định giá, ủy thác thu thập chứng cứ (nếu có).

Bước 4: Đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm

Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản?

Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản đã được giải đáp ở nội dung trên, thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản của Tòa án được quy định như sau:

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

….

Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

Ngoài ra theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định:

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

Điều 186 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền khởi kiện vụ án như sau:

Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Từ những quy định trên thấy được rằng Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản.

Khi có tranh chấp về hợp đồng vay tài sản có thể giải quyết trên cơ sở thỏa thuận, thương lượng để giải quyết vấn đề. Nếu không thỏa thuận được thì có thể khởi kiện ra Tòa án.

Ưu điểm khi sử dụng dịch vụ tư vấn tranh chấp hợp đồng vay tài sản của Luật Hoàng Phi

Tranh chấp hợp đồng vay tài sản là một vấn đề rất phức tạp và mất nhiều thời gian, do đó khi các bên xảy ra tranh chấp và muốn giải quyết nhanh chóng nên sử dụng dịch vụ tư vấn tranh chấp hợp đồng vay tài sản của Luật Hoàng Phi bởi lẽ:

– Chúng tôi sẽ tư vấn cho quý khách hàng các quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng vay tài sản.

– Trên cơ sở những thông tin khách hàng cung cấp chúng tôi sẽ đại diện làm việc với bên tranh chấp để giải quyết công việc nhanh chóng nhất.

– Làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu cần).

– Cùng khách hàng tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp.

Mong rằng nội dung bài viết trên đây của Luật Hoàng Phi đã cung cấp những thông tin hữu ích về Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản để quý độc giả tham khảo.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi