Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7018 Lượt xem

Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của?

Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục).

Trong đời sống xã hội, pháp luật có vai trò quan trọng đặc biệt, vừa là công cụ quản lý nhà nước hữu hiệu, vừa tạo hành lang pháp lý an toàn, tin cậy, thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Vậy bản chất của pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra sao? Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của đối tượng nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết.

Câu hỏi: Pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của:

A. Nhân dân lao động.

B. Giai cấp nông dân.

C. Giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

D. Tất cả mọi người trong xã hội.

Đáp án: Đáp án đúng là đáp án C. pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Lý giải việc chọn đáp án C là đáp án đúng do:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.

Pháp luật nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội (chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục).

Pháp luật nước ta ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên tất cả các mặt của đời sống xã hội và tạo các điều kiện để bảo đảm việc thực hiện các quyền đó, cụ thể :

+ Về chính trị: Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước ; quyền được bầu cử, ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước ; quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, công chức nhà nước ; quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí…

+ Về kinh tế: Công dân có quyền tự do kinh doanh, quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, quyền lao động…

+ Về văn hoá: Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập

+ Về xã hội: Công dân có quyền được bảo vệ chăm sóc sức khoẻ…

Đồng thời, công dân còn có các quyền tự do dân chủ, tự do cá nhân khác như quyền được bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm, quyền tự đo đi lại, tự do cư trú, tự do tín ngưỡng…

=> Như vậy đáp án đúng và chính xác cho câu hỏi pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của là đáp án C. pháp luật nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Các đáp án còn lại do còn thiếu và chưa đầy đủ nên không phải là khẳng định đúng.

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Nguyên tắc chia thừa kế theo pháp luật

Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp...

Hướng dẫn thủ tục tuyên bố một người mất tích

Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất...

Thời gian khởi kiện vay tín chấp?

Pháp luật quy định như thế nào về Thời gian khởi kiện vay tín chấp? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những thông tin chia sẻ, giải...

Tư vấn thủ tục chia di sản thừa kế đối với đất nông nghiệp?

Năm 1993 gia đình tôi được nhà nước giao đất nông nghiệp đến năm 2004 mới có sổ đỏ. Tháng 3/2014 bà tôi qua đời, vậy xin hỏi pháp luật quy định như thế nào về việc thừa kế quyền sử dụng đất trong trường hợp...

Bao lâu thì hết thời hạn đòi nợ?

Thời hiệu khởi kiện đòi nợ để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm...

Xem thêm