Pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng?
Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến được thể hiện ở việc pháp luật được áp dụng rộng rãi cho tất cả mọi người trong xã hội mà không phải chỉ áp dụng riêng cho mỗi cá nhân hay tổ chức nào. Do đó mọi người trong xã hội cần tuân theo các quy định của pháp luật đã được ban hành. Không chỉ vậy, pháp luật chính là khuôn mẫu chung cho nhiều người cùng thực hiện và cần phải tuân theo.
Có thể thấy trong cuộc sống hằng ngày pháp luật có ý nghĩa và vai trò rất quan trọng đối với mỗi cá nhân và đối với một nhà nước. Tính quy phạm phổ biến là một trong các đặc điểm quan trọng của pháp luật. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng? ra sao.
Câu hỏi: Pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng?
A. Trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
B. Trong một số lĩnh vực quan trọng.
C. Đối với người vi phạm
D. Đối với người sản xuất kinh doanh.
Đáp án:
Đáp án đúng là đáp án A. pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Lý giải việc chọn đáp án A là đáp án đúng do:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.
Pháp luật mang tính quy phạm phổ biến được thể hiện ở việc pháp luật được áp dụng rộng rãi cho tất cả mọi người trong xã hội mà không phải chỉ áp dụng riêng cho mỗi cá nhân hay tổ chức nào. Do đó mọi người trong xã hội cần tuân theo các quy định của pháp luật đã được ban hành. Không chỉ vậy, pháp luật chính là khuôn mẫu chung cho nhiều người cùng thực hiện và cần phải tuân theo; khuôn mẫu của pháp luật sẽ được áp dụng nhiều lần trong phạm vi không gian và thời gian rộng lớn khắp mọi miền Tổ quốc.
Như vậy có thể thấy pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Giải thích nguyên nhân không chọn các phương án còn lại
Các phương án khác chưa đúng, chưa chính xác hoàn toàn hoặc còn thiếu do đó chưa phải là đáp án chính xác:
+ Phương án B: pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng trong một số lĩnh vực quan trọng là thiếu. Không chỉ riêng một số lĩnh vực quan trọng mà pháp luật rộng khắp phổ biến toàn bộ các lĩnh vực của đời sống.
+ Phương án C: pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng đối với người vi phạm là sai. Kể cả người không vi phạm thì pháp luật đều áp dụng với mọi chủ thể cá nhân và tổ chức.
+ Phương án D: pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng đối với người sản xuất kinh doanh cũng là khẳng định chưa đầy đủ. Không riêng người sản xuất kinh doanh mà pháp luật đều áp dụng với mọi chủ thể cá nhân và tổ chức.
Qua nội dung bài viết trên đã giải thích được đầy đủ nội dung câu hỏi pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng trong những lĩnh vực nào.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Phản tố là gì? Yêu cầu phản tố là gì?
Phản tố là một trong các quyền lợi cơ bản của bên phía bị đơn (người bị kiện) trong một vụ án dân sự nào đó‚ hiểu một cách đơn giản hơn thì phản tố có nghĩa là người bị kiện được quyền kiện ngược lại người đã làm đơn khởi kiện mình tại tòa án (nguyên...
Cho thuê tài chính trong nước là việc công ty cho thuê tài chính đại diện Bên thuê sẽ mua tài sản từ Nhà cung cấp trong nước và cho Bên thuê thuê lại tài sản theo lịch trình thanh toán thể hiện trên hợp đồng...
Pháp luật cũng không quy định thỏa thuận đặt cọc có phải bắt buộc được công chứng, chứng thực hay không, tùy vào sự thỏa thuận của các bên. Song để đảm bảo quyền lợi chủ thể tham gia đặt cọc các bên nên thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực theo đúng quy...
Hộ chiếu có thể thay thế chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân không?
Hộ chiếu có thể thay thế chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp....
Hộ Tịch Là Gì? Nội dung của Đăng ký hộ tịch
Hộ tịch là những sự kiện hộ tịch như: khai sinh, kết hôn, nhận cha mẹ, con, thay đổi, cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, bổ sung thông tin hộ tịch, khai tử....
Xem thêm