Pháp luật bắt buộc đối với ai?
Khác với các loại quy phạm khác tồn tại trong xã hội, pháp luật có đặc trưng riêng biệt: tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực – bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Một trong những đặc trưng của pháp luật mang tính bắt buộc. Vậy pháp luật bắt buộc đối với ai?
Câu hỏi:
Pháp luật bắt buộc đối với ai?
A. Mọi cá nhân, tổ chức.
B. Mọi công dân.
C. Mọi cơ quan, tổ chức.
D. Mọi tổ chức xã hội.
Đáp án: Đáp án đúng là đáp án A. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức.
Lý giải việc chọn đáp án A là đáp án đúng do:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận, mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.
Khác với các loại quy phạm khác tồn tại trong xã hội, pháp luật có đặc trưng riêng biệt: tính quy phạm phổ biến, tính quyền lực – bắt buộc chung và tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.
Cụ thể tính quyền lực – bắt buộc chung của pháp luật như sau. Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân tổ chức trong toàn xã hội và được áp dụng chung trong cộng đồng. Không có ai hay chủ thể nào có quyền đặt ý chí chủ quan của mình vào quyết định là thực hiện hay không mà đều cần tuân thủ nghiêm theo quy định của pháp luật.
Các quy định của pháp luật là những khuôn mẫu, chuẩn mực định hướng cho nhận thức và hành vi của mọi người, hướng dẫn cách xử sự cho cá nhân, tổ chức trong xã hội. Các chủ thể khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do pháp luật dự liệu thì xử sự theo những khuôn mẫu mà nhà nước đã nêu ra. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, các tổ chức và cá nhân trong xã hội sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì và làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó.
Pháp luật có tính quyền lực bắt buộc chung và các quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân tổ chức nên được pháp luật được Nhà nước đảm bảo thực hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, ở mức độ có hành vi chống đối thì sẽ áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Điều này đã góp phần tạo ra sự công bằng và bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
=> Do đó đáp án đúng và chính xác trong câu hỏi là đáp án A. Pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Dịch vụ Luật sư tư vấn thừa kế
Lĩnh vực luật sư tư vấn thừa kế liên quan đến quá trình chuyển nhượng tài sản của một người qua đời cho những người còn sống, được quy định bởi pháp luật và di chúc (nếu...
Hợp đồng dịch vụ là gì? Mẫu hợp đồng dịch vụ mới nhất 2025?
Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch...
Phí công chứng hợp đồng thế chấp 2025
Việc công chứng hợp đồng thế chấp tài sản, đặc biệt tài sản thế chấp là bất động sản, kể cả bất động sản hình thành trong tương lai sẽ đảm bảo toàn bộ nội dung của hợp đồng đã được pháp luật thừa nhận, bảo đảm cho các bên chủ thể của giao dịch có các quyền và nghĩa vụ bình đẳng như nhau trước pháp...
Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về quan hệ giữa pháp luật với đạo đức?
Khẳng định nào dưới đây không đúng khi nói về quan hệ giữa pháp luật với đạo đức? sẽ được chúng tôi giải đáp ở bài viết...
Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
Tranh chấp hợp đồng xây dựng là sự xung đột, bất đồng giữa một hoặc hngười nào bên, chủ thể của hợp đồng về việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận trong hợp đồng xây...
Xem thêm