Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp mới nhất?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1406 Lượt xem

Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp mới nhất?

Khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của Bộ luật lao động và Luật việc làm thì sẽ được thanh toán chi trả về trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp.

Trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp đều là những quyền lợi mà người lao động nhận được khi chấm dứt hợp đồng tại doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải mọi trường hợp người lao động đều nhận được các khoản tiền tri trả này.

Nhiều người lao động do hạn hẹp về tìm hiểu các quy định pháp luật, nên cũng không biết mình được hưởng những gì khi chấm dứt? Hiểu được những tình trạng thực tế đó, Luật Hoàng Phi mang đến nội dung bài viết dưới đây.

Bài viết sẽ là những giải đáp giúp Khách hàng phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Trợ cấp thôi việc là gì?

Để phân biệt trợ cấp thôi việc với trợ cấp thất nghiệp thì trước tiên chúng ta cùng đi tìm hiểu về khái niệm để hiểu rõ hơn bản chất của 02 trợ cấp này. Với trợ cấp thôi việc thì người lao động có thể hiểu đơn giản đó là:

Trợ cấp thôi việc là khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả cho người lao động khi họ chấm dứt hợp đồng theo đúng quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 9, Khoản 10 theo điều 36 của Bộ luật lao động.

Lưu ý: Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc dựa trên tổng thời gian người lao động làm việc thực tế cho công ty trừ đi khoảng thời gian người lao động đã được công ty tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả số tiền tương ứng với tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc của người lao động được tính theo năm tức là đủ 12 tháng, trường hợp có tháng lẻ thì từ 01- 06 tháng được tính là nửa năm; từ đủ 06 tháng trở lên là 01 năm.

Trợ cấp thất nghiệp là gì?

Trợ cấp thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi nghỉ việc mà đủ điều kiện theo quy định tại Điều 49 của Luật việc làm 2013. Cụ thể đó là:

– Chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật

– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt với hợp đồng lao động xác định thời hạn và không xác định thời hạn.

– Đóng đủ bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng với Hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định.

– Nộp hồ sơ đúng theo quy định pháp luật tại trung tâm dịch vụ việc làm.

– Người lao động chưa tìm được việc mới sau 15 ngày, tính từ ngày chấm dứt hợp đồng trừ các trường hợp quy định tại Khoản 4 của điều 49 Luật việc làm như đi nghĩa vụ quân sự, ra nước ngoài định cư…

Lưu ý: Người lao động mà đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật hoặc trường hợp hưởng lương hưu hay trợ cấp mất sức hàng tháng do tai nạn lao động thì cũng không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp

Dưới đây chúng tôi sẽ phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp dựa trên những tiêu chí về căn cứ pháp lý, đối tượng/cơ quan chi trả, điều kiện hưởng, thời gian làm việc để tính trợ cấp, tiền lương tính trợ cấp, mức hưởng.

Căn cứ pháp lý:

+ Trợ cấp TV: Căn cứ theo Bộ luật lao động cùng Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, nay được sửa đổi thành Nghị định 148/2018/NĐ-CP;

+ Trợ cấp TN: Căn cứ theo Luật việc làm năm 2013 cùng nghị định hướng dẫn Số: 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 03 năm 2015;

Đối tượng chi trả:

+ Trợ cấp TV: Doanh nghiệp

+ Trợ cấp TN: Bảo hiểm xã hội

Điều kiện để hưởng trợ cấp:

+ Trợ cấp TV:  Người lao động Chấm dứt hợp đồng lao động theo một số trường hợp quy định tại Điều 36 của Bộ luật lao động. Và người lao động đã tham gia làm việc cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên.

+ Trợ cấp TN: Như nội dung bên trên chúng tôi đã nói, Khách hàng có thể tham khảo tại Điều 49 của Luật việc làm.

Thời gian làm việc để tính trợ cấp:

+ Trợ cấp TV: Là tổng thời gian làm việc thực tế cho doanh nghiệp, trừ đi thời gian đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc mà doanh nghiệp đã thanh toán số tiền tương đương với số tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp.

+ Trợ cấp TN: Tính theo tổng thời gian làm việc, theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng thất nghiệp từ trung tâm dịch vụ việc làm. Trường hợp đóng đủ 36 tháng rồi nhưng thêm 12 tháng thì cứ thêm từ đủ 12 tháng sẽ được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp.

Tuy nhiên thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp không vượt quá 12 tháng.

Tiền lương tính trợ cấp:

+ Trợ cấp TV: Lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Trợ cấp TN: Lương bình quân tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi người lao động bị mất việc làm.

Mức hưởng:

+ Trợ cấp TV: Làm việc từ đủ 12 tháng thì được doanh nghiệp trả nửa tháng tiền lương/ năm

+ Trợ cấp TN: Bằng 60% mức bình quân tiền lương của 6 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trước khi người lao động bị mất việc làm/ tháng.

Phương thức chi trả:

+ Trợ cấp thôi việc: thường là 1 lần;

+ Trợ cấp TN: nhiều lần (số lần = số tháng hưởng).

Những thông tin hữu ích trên là những chia sẻ của Luật Hoàng Phi muốn gửi đến Khách hàng để từ đó Khách hàng biết cách phân biệt trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp . Trường hợp khi tham khảo nội dung bài viết, Khách hàng muốn tư vấn chi tiết để hiểu rõ hơn vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900.6557 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi