• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3003 Lượt xem

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là quan điểm, tư tưởng pháp lý chi phối quá trình giao kết hợp đồng lao động. Với tư cách là một quan hệ khế ước, quá trình giao kết hợp đồng lao động phải tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng nói chung, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc đặc thù của hợp đồng lao động nói riêng.

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là gì?

Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. 

Tư vấn về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động theo quy định mới nhất

Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động là quan điểm, tư tưởng pháp lý chi phối quá trình giao kết hợp đồng lao động. Với tư cách là một quan hệ khế ước, quá trình giao kết hợp đồng lao động phải tuân thủ các nguyên tắc giao kết hợp đồng nói chung, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc đặc thù của hợp đồng lao động nói riêng. 

– Nguyên tắc tự nguyện biểu hiện là sự tự nguyện về mặt ý chí và tự do về lý trí khi tham gia quan hệ lao động. Đây là nguyên tắc đảm bảo quyền tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc của người lao động và quyền tự do tuyển dụng lao động của người sử dụng lao động. Pháp luật lao động ghi nhận nguyên tắc tự do, tự nguyện là một nguyên tắc trong giao kết hợp đồng lao động không chỉ đảm bảo giữ đúng bản chất thỏa thuận của hợp đồng mà còn nhằm tạo tiền để giúp các bên thực hiện quan hệ hợp đồng lao động một cách tự giác, quan hệ lao động được duy trì trong sự hài hòa lợi ích và ổn định.

Nguyên tắc này đòi hỏi việc giao kết hợp đồng lao động phải phản ánh đúng ý chí của các chủ thể. Để đảm bảo sự tự do, tự nguyện khi giao kết hợp đồng lao động, các bên không được dùng các thủ đoạn lừa dối, ép buộc hay đe dọa nhằm buộc người kia vì lo sợ mà phải giao kết hợp đồng mặc dù họ không mong muốn.

Người lao động có quyền giao kết hợp đồng lao động với bất kỳ người sử dụng lao động nào, ngược lại, người sử dụng lao động cũng có quyền tự do thiết lập quan hệ lao động với bất kỳ người lao động nào phù hợp với nhu cầu của mình nếu không trái pháp luật. 

– Nguyên tắc bình đẳng thể hiện địa vị ngang nhau về tư cách, địa vị pháp lý, về các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi giao kết hợp đồng lao động. Các bên đều có quyền như nhau khi đưa ra đề nghị và chấp nhận đề nghị khi giao kết, các bên phải chuyển tải tuyệt đối, trọn vẹn, đầy đủ yếu tố ý thức, tinh thần, sự mong muốn đích thực của 

mình, phải xuất phát từ ý chí của chính mình chứ không phụ thuộc vào bất cứ ai khác, trừ trường hợp “b) Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó; c) Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó” (điểm b, c khoản 4 Điều 18 BLLĐ), đây là quy định nhằm bảo vệ quyền lợi cho người lao động chưa có năng lực hành vi đầy đủ.

Hoặc đối với một số loại công việc, nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động, trường hợp này ý chí của người đại diện, người được ủy quyền cũng là ý chí của nhóm người ủy quyền (khoản 2 Điều 18 BLLĐ).

Các nội dung thỏa thuận trong hợp đồng lao động phải do chính các bên chủ thể quyết định, điều này chỉ có thể thực hiện trên cơ sở bình đẳng giữa các bên. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng nguyên tắc bình đẳng được quy định ở đây nhằm nhấn mạnh đến yếu tố bình đẳng về địa vị pháp lý, phương thức biểu đạt của hai bên khi xác lập quan hệ lao động.

Thực tế với những ưu thế về kinh tế, địa vị xã hội, hiểu biết, bộ máy giúp việc… người sử dụng lao động có nhiều lợi thế không chỉ trong quá trình giao kết hợp đồng lao động. Chính vì vậy, để có sự bình đẳng thực chất trong giao kết hợp đồng lao động cần có những thiết chế, công cụ hỗ trợ người lao động trong thương lượng, đàm phán hợp đồng.

Ở đây, vai trò của quan hệ lao động tập thể là hết sức quan trọng. TT – Nguyên tắc thiện chí, hợp tác và trung thực là điều kiện tiên quyết để quan hệ lao động được giao kết và thực hiện với sự đồng tâm trong chia sẻ lợi ích cũng như khó khăn trong quan hệ lao động bởi lẽ quan hệ lao động là một loại quan hệ vừa mang tính đối kháng vừa mang tính thống nhất về mặt lợi ích.

Tuy nhiên, lợi ích các bên chỉ đạt được khi bất đồng, đối kháng của các bên phải được giải quyết một cách thiện chí và hợp tác. Nếu như các bên chủ thể khi giao kết hợp đồng lao động tuân thủ tốt nguyên tắc thiện chí, hợp tác và trung thực thì tính thống nhất của quan hệ lao động sẽ được phát huy, tạo ra lợi ích cho hai bên. Ngược lại, nếu việc giao kết không được đặt trên nền tảng của nguyên tắc này thì sẽ làm ảnh hưởng lợi ích của một hoặc cả hai bên trong quan hệ lao động. 

– Nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. 

Bản chất của hợp đồng là sự tự do thỏa thuận nhưng sự thỏa thuận này phải nằm trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội. Pháp luật đặt ra các giới hạn nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các bên, do vậy các bên chủ thể cần tuân thủ đúng các quy định để tự bảo vệ cho chính mình cũng như lợi ích chung của xã hội.

Nguyên tắc này yêu cầu các bên khi giao kết hợp đồng lao động đều có quyền tự do thỏa thuận các nội dung của hợp đồng lao động, nhưng các nội dung đó không được trái với pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội. 1 Nội dung hợp đồng lao động được giao kết không được vi phạm điều cấm của pháp luật, không được thấp hơn những quy định tối thiểu.

Ví dụ khi thỏa thuận mức lương, người sử dụng lao động không được trả lương cho người lao động thấp hơn mức tối thiểu chung do Nhà nước quy định nhằm đảm bảo người lao động được nhận mức lương xứng đáng với công việc mình đang thực hiện, đảm bảo tối thiểu mức sinh hoạt hằng ngày; hoặc khi thỏa thuận làm thêm giờ, hai bên không được thỏa thuận vượt quá số giờ làm thêm do pháp luật quy định. Song song đó, nội dung hợp đồng lao động được thỏa thuận cũng không được trái với thỏa ước lao động tập thể, đạo đức xã hội.

Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể. Thỏa ước lao động tập thể là sự cụ thể hóa các quy định chung của BLLĐ vào điều kiện cụ thể của doanh nghiệp với khả năng thực hiện của các bên. Khi có hiệu lực thì thỏa ước lao động tập thể có giá trị pháp lý với tất cả các quan hệ  lao động trong doanh nghiệp và chi phối quá trình thiết lập nên quan hệ lao động giữa các bên.

Sự có mặt của thỏa ước lao động tập thể tạo điều kiện cho quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong quan hệ lao động được phản ánh đầy đủ hơn, chi tiết hơn và có cơ sở thực hiện bởi nó phù hợp với điều kiện, khả năng, văn hóa doanh nghiệp… Thỏa ước còn là công cụ hữu hiệu để hỗ trợ người lao động thỏa thuận bình đẳng với người sử dụng lao động khi xác lập quan hệ hợp đồng lao động. 

Việc vi phạm các nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động nói trên sẽ dẫn đến hậu quả là hợp đồng lao động giao kết bị vô hiệu từng phần hay toàn bộ (xem thêm phần bình luận về hợp đồng lao động vô hiệu).

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi