Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?
Khái niệm về bí mật kinh doanh được quy định tại Khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung bởi Khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 như sau:
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 45 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm bao gồm:
1. Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2. Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
3. Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
4. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
5. Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
a) Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
b) So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
6. Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
7. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác
Như vậy, bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động sở hữu trí tuệ, đầu tư tài chính chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong tương lai. Việc xâm phạm bị mật kinh doanh được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bị cấm, bao gồm các hành vi:
– Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
– Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
Công ty có được thỏa thuận với người lao động về bảo vệ bí mật kinh doanh hay không?
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 21 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về nội dung hợp đồng lao động thì người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận bằng văn bản với người lao động về nội dung về bảo vệ bí mật kinh doanh cũng như thỏa thuận về việc bồi thường trong trường hợp vi phạm.
Người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh cho công ty đối thủ bị xử lý như thế nào?
Điều 16 Nghị định 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh như sau:
Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh
1.Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
b) Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
2.Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
b) Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Như vậy, người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh cho doanh nghiệp đối thủ sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng và chịu hình thức phạt bổ sung như sau:
– Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính về cạnh tranh;
– Tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm.
Nội dung của thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh là gì?
Nội dung thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh được quy định tại Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
Điều 4. Bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ
1. Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp đồng lao động hoặc bằng văn bản khác theo quy định của pháp luật.
2. Thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể gồm những nội dung chủ yếu sau:
a) Danh mục bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
b) Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
c) Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
d) Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
đ) Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ;
e) Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ.
3. Khi phát hiện người lao động vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động bồi thường theo thỏa thuận của hai bên. Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường được thực hiện như sau:
a) Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm trong thời hạn thực hiện hợp đồng lao động thì xử lý theo trình tự, thủ tục xử lý việc bồi thường thiệt hại quy định tại khoản 2 Điều 130 của Bộ luật Lao động;
b) Trường hợp phát hiện người lao động có hành vi vi phạm sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.
4.Đối với bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
Như vậy, thỏa thuận về bảo vệ bí mật kinh doanh có 5 nội dung chủ yếu là:
– Danh mục bí mật kinh doanh;
– Phạm vi sử dụng bí mật kinh doanh;
– Thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh;
– Phương thức bảo vệ bí mật kinh doanh;
– Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động trong thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh;
– Xử lý vi phạm thỏa thuận bảo vệ bí mật kinh doanh.
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Hồ sơ đăng ký nội quy lao động bao gồm những gì?
Ngoài nội quy lao động, người sử dụng lao động còn phải có đầy đủ các văn bản liên quan đến kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất như các quy chế, quy tắc, quy định, quyết...
Mức lương ngành tài chính ngân hàng năm 2025
Ngành Tài chính ngân hàng trang bị kiến thức về lĩnh vực tài chính, cổ phiếu... Mức lương ngành tài chính ngân hàng năm 2025 là bao...
Tư vấn về thời hạn, gia hạn hợp đồng lao động
Tôi làm kế toán cho một trường CĐSP từ tháng 8/2010. đến nay đã được 5 năm 5 tháng. Sau mỗi năm tôi được trường ký hợp đồng mới với thời hạn là 1 năm. Đến tháng 08/2015, nhà trường ký với tôi hợp đồng mới, nhưng chỉ có thời hạn là 5 tháng và sau khi hết thời hạn nhà trường cho tôi nghỉ việc mà không nói lý do gì. Liệu ký hợp đồng như vậy có đúng với luật lao động...
Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động như thế nào?
Việc lựa chọn hình thức kỷ luật nào để áp dụng đối với hành vi vi phạm nào do người sử dụng lao động quyết định căn cứ tính chất, mức độ lỗi của người vi...
Chính sách của Nhà nước đối với lao động là người khuyết tật?
Chính sách đối với người khuyết tật được thế giới rất quan tâm, bởi vì người khuyết tật là một trong những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương trong xã...
Xem thêm