Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Mức Phạt vi phạm hợp đồng theo luật thương mại năm 2024?
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2344 Lượt xem

Mức Phạt vi phạm hợp đồng theo luật thương mại năm 2024?

Khi vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng thương mại thì Mức Phạt vi phạm hợp đồng theo luật thương mại luôn là những băn khoăn của Khách hàng. Phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận

Khác với phạt vi phạm trong dân sự, luật thương mại khống chế mức phạt tối đa so với giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Vậy mức phạt vi phạm hợp đồng theo luật thương mại cụ thể là bao nhiêu? Luật Hoàng Phi mời Khách hàng cùng tham khảo nội dung bài viết sau đây.

Mức phạt vi phạm hợp đồng theo Bộ luật dân sự

Khi hợp đồng dân sự được giao kết thì đây chính là cơ sở phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia hợp đồng. Nhưng nhiều trường hợp chủ thể hợp đồng lại muốn trốn tránh nghĩa vụ, chỉ nghĩ đến lợi ích mà không thực hiện đúng hợp đồng, vi phạm thỏa thuận.

Và để Xử lý những trường hợp này, bộ luật dân sự có quy định các chế định bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ như phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại trong hợp đồng. Song khác với Mức Phạt vi phạm hợp đồng theo luật thương mại thì trong Bộ luật dân sự có quy định rõ ràng:

 “Phạt vi phạm là sự thoả thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.”

Như vậy trong Bộ luật dân sự 2015 thì mức Phạt vi phạm là một chế tài bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng cũng như để đảm bảo quyền và lợi ích của chủ thể tham gia mà pháp luật không bắt buộc áp dụng.

Theo đó, chỉ khi trong hợp đồng các chủ thể hợp đồng có thỏa thuận rõ ràng về điều khoản phạt vi phạm thì các bên mới áp dụng chế tài này khi có vi phạm.

Về mức phạt vi phạm, pháp luật dân sự luôn tôn trọng sự thỏa thuận của các bên, không quy định khung xử phạt cụ thể.  Song nếu các chủ thể hợp đồng Khi bàn bạc thỏa thuận về điều khoản phạt vi phạm hợp đồng, các bên phải thỏa thuận cả mức phạt vi phạm hợp đồng thì khi có vi phạm mới có cơ sở để xử phạt được.

Lưu ý: Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Riêng với trường hợp các bên có thoả thuận về phạt vi phạm hợp đồng nhưng lại không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm hợp đồng và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Mức phạt vi phạm hợp đồng trong hợp đồng thương mại?

Phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định như:

– Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;

– Xảy ra sự kiện bất khả kháng;

– Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

– Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.

Tuy nhiên  Khác với dân sự thì Mức Phạt vi phạm hợp đồng theo luật thương mại có quy định về việc áp dụng mức cụ thể. Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.

Song cũng có một số trường hợp đặc biệt không bị áp dụng theo mức phạt vi phạm này đó là trường hợp Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại trong trường hợp kết quả giám định sai:

Thứ nhất: Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Khi này Mức phạt vi phạm sẽ do các bên thỏa thuận, nhưng mức phạt không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.

Thứ hai: Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình khi này thương nhân phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.

Lưu ý: Trong các việc kinh doanh dịch vụ giám định thì Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.

Thực tiễn mức phạt vi phạm hợp đồng thương mại tối đa 

– Căn cứ theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì mức phạt hợp đồng tối đa không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm hoặc không cao hơn gấp 10 lần thù lao dịch vụ giám định.

– Tuy nhiên trên thực tế, khi xét xử tranh chấp đối với nhiều hợp đồng thương mại thỏa thuận mức phạt vi phạm cao hơn so với mức phạt được quy định, Tòa án sẽ thường ấn định mức phạt tối đa là 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm mà không có lập luận gì nhiều về phần vượt quá. Điều này có nghĩa các bên thỏa thuận mức phạt vi phạm cao hơn khi xảy ra tranh chấp và cần đến Tòa án để giải quyết thì mức phạt cao hơn 8% này được cho là không phù hợp và không có hiệu lực pháp lý.

– Hiện vẫn chưa có văn bản quy định thống nhất các mức phạt trần đối với việc vi phạm hợp đồng nói chung, mức phạt vi phạm đang được lấy theo quy định trong luật liên quan. Trong thời gian tới, để có bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật và dễ dàng trong việc xử lý các tranh chấp hy vọng rằng Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ có hướng dẫn xử lý cụ thể đối với trường hợp các bên thỏa thuận mức phạt vượt quá “mức trần” mà luật liên quan quy định.

Mức phạt vi phạm hợp đồng trong xây dựng

Khi đã nắm rõ về Mức Phạt vi phạm hợp đồng theo luật thương mại thì tiếp theo chúng tôi sẽ giới thiệu đến Khách hàng Mức Phạt vi phạm hợp đồng đối với Hợp đồng dân sự. Tương tự như vậy thì trong xây dựng, pháp luật có quy định: Thưởng, phạt hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.

Song riêng Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật xây dựng và pháp luật có liên quan khác.”

Trên đây là một số chia sẻ của Luật Hoàng Phi về Mức Phạt vi phạm hợp đồng theo luật thương mại cùng một số thông tin hữu ích khác có liên quan. Khách hàng tham khảo thông tin bài viết chưa hiểu rõ nội dung gì cần tư vấn, hướng dẫn tận tình hơn vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (10 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi