Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Phạt vi phạm hợp đồng là gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 3060 Lượt xem

Phạt vi phạm hợp đồng là gì?

Phạt vi phạm hợp đồng là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm điều khoản, nội dụng hợp đồng phải trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng.

Thông thường, chúng ta thường thấy tại các hợp đồng được giao kết đều xuất hiện các điều khoản liên quan đến phạt vi phạm hợp đồng. Bởi phạt vi phạm hợp đồng là một trong những biện pháp bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng được diễn ra theo đúng các điều khoản, nội dung đã giao kết.

Đồng thời việc phạt vi phạm hợp đồng còn được xem là chế tài xử lý và là trách nhiệm bắt buộc nếu các bên vi phạm hợp đồng phải chịu bồi thường cho bên còn lại.

Vậy phạt vi phạm hợp đồng được hiểu là như thế nào? Mức phạt vi phạm hợp đồng được quy định ra sao? Với những câu hỏi nêu trên Luật Hoàng Phi sẽ giải đáp thông qua bài viết dưới đây.

Phạt vi phạm hợp đồng là gì?

Phạt vi phạm hợp đồng được hiểu là việc bên có quyền lợi bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm điều khoản, nội dụng hợp đồng phải trả một khoản tiền phạt nhất định do vi phạm hợp đồng.

Mức phạt này có thể do các bên tự thỏa thuận với nhau nếu thuộc hợp đồng dân sự hoặc áp dụng theo đúng chế tài xử lý mà pháp luật quy định trong các tính chất hợp đồng khác.

Mục đích chủ yếu của việc đưa ra phạt vi phạm để đảm bảo tối đa quyền lợi của các chủ thể hợp đồng, đồng thời mang tính chất phòng ngừa vi phạm và để nâng cao ý thức tuân thủ các điều khoản đã ghi nhận trong hợp đồng.

Căn cứ áp dụng mức phạt hợp đồng?

Để áp dụng mức phạt hợp đồng với mỗi trường hợp thì còn phụ thuộc vào hợp đồng thuộc hoạt động trong lĩnh vực dân sự, lĩnh vực xây dựng hay lĩnh vực hoạt động thương mại.

Với mỗi hợp đồng khác nhau sẽ có những áp dụng mức phạt khác nhau. Với hợp đồng dân sự sẽ áp dụng mức phạt theo bộ luật dân sự 2015 hiện hành. Với hợp đồng trong hoạt động thương mại sẽ áp dụng Luật thương mại và hợp đồng xây dựng sẽ áp dụng mức phạt trong Luật xây dựng năm 2014.

Mức phạt vi phạm hợp đồng?

– Phạt vi phạm hợp đồng dân sự:

Mức phạt vi phạm hợp đồng dân sự thì pháp luật sẽ tôn trọng sự thỏa thuận của các bên tham gia, trường hợp bên nào vi phạm nghĩa vụ, trách nhiệm đã thỏa thuận trong hợp đồng thì phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm theo đúng hợp đồng đã ký, ngoại trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

Trong mức phạt thì chủ thể hợp đồng có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm chứ không bị bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm mà vừa phải chịu bồi thường.

Lưu ý: Với trường hợp các chủ thể tham gia hợp đồng có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc phải chịu đồng thời phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm.

– Phạt vi phạm hợp đồng trong thương mại:

Nếu mức phạt tại hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các chủ thể thì mức phạt với việc vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm cũng được do các bên thỏa thuận ghi nhận trong hợp đồng.

Song nó có khác biệt với dân sự đó là luật thương mại có ấn định phạt nhưng không được vượt quá 8% nghĩa vụ hợp đồng vi phạm ngoại trừ trường hợp phạt vi phạm trong trường hợp kết quả giám định sai được quy định tại điều 266 Luật thương mại hiện hành.

– Phạt vi phạm hợp đồng trong hoạt động xây dựng:

Trong luật xây dựng cũng quy định mức phạt hợp đồng xây dựng sẽ do các bên tự thống nhất thỏa thuận với nhau và được ghi nhận trong hợp đồng. Riêng đối với công trình xây dựng mà sử dụng vốn nhà nước thì mức phạt hợp đồng không được vượt quá 12% giá trị của phần hợp đồng bị vi phạm.

Ngoài ra thì ngoài mức phạt theo thỏa thuận giữa các bên thì bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại ngoại trừ pháp luật liên quan có quy định khác.

Mẫu điều khoản phạt vi phạm hợp đồng?

Trong việc soạn thảo để đưa ra các điều khoản phạt vi phạm hợp đồng Khách hàng cần lưu ý:

+ Mức phạt đưa ra phải dựa trên hợp đồng đó là hợp đồng dân sự hoặc thương mại hay xây dựng;

+ Mức phạt cần rõ ràng là chỉ phạt với phần nghĩa vụ vi phạm hay ngoài phạt nghĩa vụ vi phạm rồi còn bị bồi thường khắc phục thiệt hại.

+ Phải có sự thống nhất trong thỏa thuận giữa các chủ thể để đưa ra mức phạt đối với trường hợp pháp luật quy định về việc các bên tự thỏa thuận về mức phạt cũng như mức bồi thường thiệt hại do vi phạm.

Ví dụ: Ông Trần Văn Dũng cho bà Nguyễn Lan Anh thuê một căn nhà tại Số 25 Trung Kính, phường Yên Hòa, quận Cầu giấy, thành phố Hà Nội với giá thuê nhà 15 triệu đồng/tháng.

Thời gian 02 bên giao kết hợp đồng là 1 năm. Tuy nhiên sau khi thuê thì nhà bà Nguyễn Lan Anh chỉ ở 3 tháng và dọn đi không nói bất cứ điều gì với nhà ông Dũng. Mà rõ ràng trong hợp đồng có điều khoản các bên không được tự ý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trừ trường hợp do cơ quan nhà nước có quyết định thu hồi, trường hợp tự ý chấm dứt không có căn cứ bị phạt một khoản tiền.

Còn trường hợp bên thuê nhà muốn đơn phương tạm ngưng hợp đồng trước hạn thì phải báo trước với bên cho thuê là 02 tháng và phải bồi thường cho ông Dũng số tiền là 30 triệu đồng cùng với tiền cọc để ông Dũng tìm người thuê mới.

Như vậy khi bà Lan Anh đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không báo trước cho ông Dũng thì ông Dũng có quyền thực hiện đúng theo điều khoản nội dung đã giao kết.

Trường hợp nếu khi trao đổi bà Lan Anh không chịu bồi thường vì vi phạm hợp đồng thì ông Dũng có quyền khởi kiện bà Anh theo đúng thủ tục bộ luật tố dụng dân sự để đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Đó là những thông tin mà chúng tôi muốn gửi đến Khách hàng trong việc tìm hiểu các quy định về mức phạt vi phạm hợp đồng. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, có điều gì chưa hiểu vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6557 để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi