Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Hợp đồng thế chấp tài sản có phải công chứng không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3045 Lượt xem

Hợp đồng thế chấp tài sản có phải công chứng không?

Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 thì các giao dịch dân sự đều phải được thể hiện dưới hình thức văn bản được công chứng hoặc chứng thực thì phải tuân thủ theo quy định đó.

Việc thế chấp bất kỳ tài sản nào là một trong những vấn đề mà người thế chấp lo lắng về tính pháp lý có được đảm bảo hoặc có thể bị xảy ra rủi ro không?.

Pháp luật hiện có quy định một số loại hợp đồng cần phải tiến hành công chứng, theo đó khách hàng quan tâm rằng hợp đồng thế chấp tài sản có phải công chứng không?

Mời quý vị tham khảo nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi để giải đáp những vướng mắc liên quan theo quy định pháp luật hiện hành.

Hợp đồng thế chấp tài sản là gì?

Hợp đồng thế chấp tài sản là loại hợp đồng phát sinh giữa hai chủ thể, trong đó bên thế chấp dùng tài sản thuộc quyền sở hữu của mình để đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bên nhận thế chấp nhưng không giao tài sản cho bên kia.

Hợp đồng thế chấp tài sản phải được lập thành văn bản, các chủ thể có thể trực tiếp thỏa thuận lập thành một bản hợp đồng thế chấp riêng hoặc ghi nhận nội dung thế chấp trong bản hợp đồng chính.

– Trường hợp nếu thỏa thuận thế chấp tài sản được lập thành bản hợp đồng riêng thì sẽ được coi là phụ lục của bản hợp đồng chính, hiệu lực của hợp đồng thế chấp sẽ phụ thuộc vào hiệu lực của bản hợp đồng chính, nội dung trong bản hợp đồng thế chấp cũng phải nằm trong phạm vi của bản hợp đồng chính

– Trường hợp nếu thỏa thuận thế chấp tài sản chỉ được các bản ghi nhận bổ sung vào trong nội dung hợp đồng chính thì những điều khaorn về thế chấp tài sản sẽ trở thành chính những điều khoản cấu thành của bản hợp đồng chính

Ngoài việc cung cấp cho Qúy khách các thông tin cơ bản liên quan đến loại hợp đồng thế chấp thì với nội dung tiếp theo của bài viết, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về hợp đồng thế chấp tài sản có phải công chứng không?

Hợp đồng thế chấp tài sản có phải công chứng không?

Để trả lời cho câu hỏi hợp đồng thế chấp tài sản có phải công chứng không?, để tìm ra được câu trả lời mời quý vị tham khảo tiếp nội dung ngay sau đây:

Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 thì các giao dịch dân sự đều phải được thể hiện dưới hình thức văn bản được công chứng hoặc chứng thực thì phải tuân thủ theo quy định đó

Tại Điều 9 Nghị định 163/2006/NĐ-CP có quy định;

“Điều 9. Công chứng, chứng thực giao dịch bảo đảm

1. Việc công chứng hoặc chứng thực giao dịch bảo đảm do các bên thoả thuận.

2.Trong trường hợp pháp luật có quy định thì giao dịch bảo đảm phải được công chứng hoặc chứng thực.”

Qua đây có thể thấy pháp luật không đưa ra quy định bắt buộc phải công chứng đối với tất cả các loại tài sản thế chấp mà chỉ đưa ra quy định có một số giao dịch bảo đảm phải được công chứng hoặc chứng thực.

Cụ thể, đối với hợp đồng thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thì hợp đồng phải tuân thủ về mặt hình thức theo quy định tại Luật Nhà ở, theo đó hợp đồng về nhà thì bắt buộc phải được công chứng viên công chứng hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện chứng thực đối với bất động sản ở đô thị, chứng thực của Ủy ban nhân dân xã đối với bất động sản ở khu vực nông thôn, trừ một số trường hợp như:

– Cá nhân có hợp đồng thuê nhà dưới 6 tháng

– Bên bán /Bên cho thuê nhà ở là tổ chức đã đăng kinh doanh nhà ở

– Thuê mua nhà ở xã hội

– Bên tặng cho tài sản là tổ chức

Như vậy, đối với những hợp đồng thế chấp tài sản là bất động sản, kể cả bất động sản hình thành trong tương lai, nếu ở nơi đã tổ chức hoạt động công chứng thì đều phải tiến hành công chứng theo quy định của Luật Công chứng. Trường hợp ở những nơi chưa tiến hành tổ chức hoạt động công chứng thì sẽ tiến hành xin chứng thực từ phía Ủy ban nhân dân có thẩm quyền.

Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp tài sản

Thông thường hợp đồng thế chấp tài sản được lập thành 4 bản có chứng nhận của Văn phòng công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp huyện, quận, thị xã (nơi có bất động sản thế chấp) và cả 4 bản hợp đồng thế chấp đều có giá trị pháp lý ngang nhau. Việc công chứng hợp đồng thế chấp sẽ được diễn ra theo trình tự như sau:

Bước 1: Các bên chủ thể tiến hành soạn thảo về nội dung của hợp đồng thế chấp

Nội dung của hợp đồng thế chấp phải được căn cứ vào những thỏa thuận trước đó mà các bên đã thống nhất trong bản hợp đồng chính, không được vượt quá phạm vi của bản hợp đồng chính

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ công chứng

– 01 phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng được soạn thảo theo mẫu số 01/PYC

– 01 bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, hộ chiếu; trường hợp người đại diện thực hiện công chứng thì cung cấp bản sao chứng minh thư hoặc thẻ căn cước của người đại diện

– 01 bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất được cấp theo quy định của pháp luật

– 01 bản hợp đồng thế chấp (Trường hợp nếu hai bên đã cùng nhau thỏa thuận và soạn thảo về nội dung từ trước)

– 01 bản hợp đồng chính đã được hai bên ký kết và công chứng theo quy định của pháp luật

– Bản sao các loại giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng thuê nhà mà pháp luật yêu cầu bắt buộc phải có

– Một số loại giấy tờ cần thiết khác theo quy định của pháp luật

Bước 3: Nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tới văn phòng công chứng

Các bên chủ thể có yêu cầu công chứng hợp đồng thế chấp thì nộp 01 bộ hồ sơ đã chuẩn bị như trên tại Văn phòng công chứng

Bước 4: Văn phòng công chứng thực hiện hoạt động công chứng

Kể từ khi tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng thì công chứng viên sẽ tiến hành kiểm tra các loại giấy tờ trong hồ sơ và tính hợp pháp của các loại giấy tờ đó.

Trường hợp thấy trong hồ sơ yêu cầu có nội dung không rõ ràng, trái với quy định của pháp luật hoặc đi ngược lại với nội dung hai bên đã thỏa thuận trong bản hợp đồng chính thì người công chứng viên sẽ yêu cầu làm rõ vấn đề, tiến hành xác minh. Trường hợp không làm rõ được vấn đề thì công chứng viên được quyền từ chối yêu cầu công chứng này.

Còn nếu hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng thế chấp đầy đủ và phù hợp với nội dung điều khoản của hợp đồng chính thì công chứng viên sẽ tiến hành thụ lý và ghi vào sổ công chứng sau đó tiến hành trả kết quả công chứng cho các chủ thể.

Trên đây là toàn bộ nội dung về Hợp đồng thế chấp tài sản có phải công chứng không? Nếu qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến chúng tôi theo số điện thoại tư vấn 19006557.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Di chúc có cần công chứng không?

Trên đây là một số nội dung liên quanh tới vấn đề di chúc. Như phân tích ở trên chúng tôi có thể khẳng định rằng, di chúc không bắt buộc phải công chứng nhưng để tránh những tranh chấp hoặc những vấn đề phát sinh, quý bạn đọc nên công chứng di...

Bảo lưu quyền sở hữu là gì? Ví dụ bảo lưu quyền sở hữu

Bảo lưu quyền sở hữu là biện pháp bảo đảm áp dụng trong hợp đồng mua bán tài sản, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu và chỉ chuyển giao cho bên mua khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy...

Tổng đài tư vấn pháp luật Viettel tư vấn những gì?

Hiện nay, Viettel cung cấp hai dịch vụ: Tổng đài giải đáp thông tin pháp luật qua đầu số 1068 (tổng đài cung cấp thông tin kinh tế – xã hội), Tổng đài dịch vụ tư vấn pháp luật chuyên sâu qua tổng đài 1069 nhánh...

Thời gian xác định là thời điểm giao kết hợp đồng khi mua hàng online là khi nào?

Thời điểm giao kết hợp đồng khi sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử là thời điểm khách hàng nhận được trả lời của thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy...

Thời gian làm việc hàng ngày của cảnh sát cơ động?

Cảnh sát cơ động thường tuần tra vào buổi đêm và chia theo ca: Ca 1 bắt đầu từ 21 giờ đến 01 giờ ngày hôm sau; ca 2 bắt đầu từ 01 giờ đến 05 sáng. Vào mùa đông thì thời gian kết thúc tuần tra của ca 1 là 02 giờ và thời gian bắt đầu tuần tra của ca 2 là từ 02 giờ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi