Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hợp đồng cầm cố tài sản? Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3138 Lượt xem

Hợp đồng cầm cố tài sản? Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản?

Hợp đồng cầm cố tài sản là hình thức giao dịch thường được sử dụng trong đời sống thường ngày. Mẫu hợp đồng có thể do các bên thỏa thuận nhưng phải đảm bảo được nội dung và hình thức theo quy định.

Ngoài hình thức thế chấp tài sản, kỹ quỹ, đặt cọc, tín chấp,… thì cầm đồ là hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được nhiều người lựa chọn trên thực tế. Tuy nhiên, các quy định liên quan hay mẫu hợp đồng như thế nào thì không phải ai cũng nắm được.

Luật Hoàng Phi sẽ chia sẻ một số quy định của pháp luật về hợp đồng cầm cố tài sản, mẫu hợp đồng cầm cố tài sản trong bài viết dưới đây.

Hợp đồng cầm cố tài sản là gì?

Cầm cố tài sản là một trong 9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Cầm cố tài sản là việc bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nào đó theo thỏa thuận.

Như vậy, hợp đồng cầm cố là sự thỏa thuận của các bên về việc bên nhận cầm cố nhận tài sản từ bên cầm cố để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ nhất định.

Đối tượng của hợp đồng cầm cố là tài sản, giấy tờ chỉ có thể là tài sản cầm cố nếu bản thân giấy tờ đó là một loại tài sản.

Tài sản dùng để cầm cố có thể là bất động sản hoặc động sản nhưng phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố và phải là tài sản được phép chuyển giao theo quy định của pháp luật.

Thông thường, bên nhận cầm cố chỉ chấp nhận giao kết hợp đồng cầm cố khi tài sản cầm cố giá trị tài sản lớn hơn hoặc bằng giá trị nghĩa vụ bảo đảm để bảo vệ quyền lợi của mình.

Hình thức hợp đồng cầm cố tài sản?

Bộ luật Dân sự 2015 không có quy định cụ thể về hình thức của hợp đồng cầm cố tài sản mà hợp đồng cầm cố tài sản cũng là một giao dịch dân sự nên ta có thể hiểu, hợp đồng cầm cố tài sản có thể được lập thành văn bản, bằng lời tùy vào thỏa thuận của các bên.

Tuy nhiên, người ta thường nói “lời nói gió bay”. Nếu không văn bản ghi lại sự thỏa thuận của các bên thì khi có tranh chấp, việc chứng minh mình đúng, bên kia sai, bên kia vi phạm là điều rất khó, vừa không đảm bảo được quyền lợi của mình vừa mất thời gian khi giải quyết tranh chấp.

Hoặc trong nhiều trường hợp, bên nhận cầm đồ có thể vướng vào vào lao lý nếu bên cầm cố có thể khai báo mất tài sản và cho rằng bên nhận cầm cố đã trộm cắp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội.

Do đó, chúng tôi khuyên các bên nên thiết lập nên hợp đồng cầm cố tài sản bằng văn bản, giấy trắng mực đen, có chữ ký của 2 bên để tránh những rủi ro cho mình.

Hợp đồng cầm cố có cần công chứng không?

Như đã phân tích ở phía trên, hợp đồng cầm cố tài sản có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản nên công chứng không phải là yêu cầu bắt buộc được đặt ra với hợp đồng cầm cố tài sản.

Tuy nhiên, theo Luật Hoàng Phi, khi các bên đã có thỏa thuận với nhau bằng văn bản thì nên thực hiện tiếp thủ tục công chứng để đảm bảo về hình thức và nội dung của hợp đồng đúng với quy định của pháp luật.

Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng có chức năng công chứng cho các hợp đồng kể cả hợp đồng cầm cố tài sản. Việc công chứng sẽ bao gồm công chứng nội dung, công chứng hình thức của văn bản.

Do đó, họ có thể kiểm tra xem chủ thể ký hợp đồng cầm cố tài sản có phải là chủ thể có quyền, hình thức hợp đồng đã đảm bảo hay chưa, nội dung có vi phạm quy định của pháp luật hay điều cấm trong quy tắc đạo đức không.

Từ đó, hợp đồng sẽ có giá trị bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của các bên, là căn cứ giải quyết các tranh chấp phát sinh và không bị Tòa án tuyên vô hiệu.

Mẫu hợp đồng cầm cố tài sản mới nhất

[gview file=”https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2020/08/mẫu-hợp-đồng-cầm-cố-tài-sản.docx”]

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về mẫu hợp đồng cầm cố tài sản cụ thể chủ yếu là dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Các bên chủ thể có thể tham khảo một số mẫu được các đơn vị, công ty luật chia sẻ để soạn thảo nên một hợp đồng cầm cố tài sản hoàn chỉnh.

Nội dung của hợp đồng cầm cố tài sản nên có các nội dung sau đây để đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hợp đồng:

Thông tin của bên cầm cố:

– Thông tin của bên nhận cầm cố: Các thông tin để định danh cá nhân như họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, nơi ở, các thông tin để định danh tổ chức như tên, mã số thuế, trụ sở, người đại diện hợp pháp.

– Thông tin về bên cầm số: Các thông tin định danh như thông tin của bên nhận cầm cố.

Thông tin về tài sản cầm cố: đặc điểm của tài sản và giá trị tài sản cầm cố.

– Hiệu lực và thời hạn hợp đồng cầm cố tài sản: Ghi rõ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và thời hạn thực hiện hợp đồng là bao lâu.

– Quyền và nghĩa vụ của các bên: Có thể ghi theo Điều 311, 312, 313, 314 Bộ luật dân sự hoặc ghi thêm một số quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận của các bên.

– Hủy bỏ hợp đồng cầm cố tài sản: Điều kiện hủy bỏ hợp đồng, cách thức thực hiện và trách nhiệm của các bên

– Xử lý tài sản cầm cố: Hình thức xử lý tài sản và thanh toán tiền xử lý tài sản nếu tiền thu lại nhiều hơn nghĩa vụ của bên cầm cố.

– Chấm dứt hợp đồng cầm cố và trả lại tài sản cầm cố.

– Phương thức giải quyết khi phát sinh tranh chấp hợp đồng.

Các bên có thể không cần có đủ các nội dung trên hoặc có thể thêm một số nội dung khác nếu thấy như vậy là đủ căn cứ phát sinh, căn cứ giải quyết trong quan hệ cầm cố tài sản.

Mọi vấn đề thắc mắc về hợp đồng cầm cố tài sản, mẫu hợp đồng cầm cố tài sản có thể liên hệ cho chúng tôi qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi