• Thứ năm, 13/04/2023 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 9415 Lượt xem

Cầm cố tài sản là gì?

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Cầm cố tài sản là gì? Hợp đồng cầm cố là gì?

Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo điều 309 Bộ luật dân sự.

Hợp đồng cầm cố tài sản là sự thỏa thuận giữa bên cầm cố và bên nhận cầm cố, bên cầm cố giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên nhận cầm cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhất định.

Thế chấp là gì? Phân biệt cầm cố và thế chấp

Khoản 1 Điều 317 Bộ luật dân sự quy định:

” Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).”

Để hiểu rõ hơn về cầm cố và thế chấp, Quý vị theo dõi bảng phân biệt dưới đây:

STT

Tiêu chí

Cầm cố

Thế chấp

1

Căn cứ

Tiểu mục 2 Bộ luật Dân sự năm 2015

Tiểu mục 3 Bộ luật Dân sự năm 2015

2

Định nghĩa

Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.

3

Chuyển giao tài sản

Không

4

Chủ thể

Bên cầm cố, bên nhận cầm cố

Bên thế chấp, bên nhận thế chấp, người thứ ba giữ tài sản thế chấp

5

Tài sản

Động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiều, cổ phiếu…

Bất động sản, động sản, quyền tài sản.

6

Trả lại tài sản

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố.

Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác

Bên nhận thế chấp trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

7

Hiệu lực đối kháng với người thứ 3

Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Phân tích cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm đối vật, cho nên người nhận cầm cố (bên có quyền) phải giữ tài sản của người cầm cố (bên có nghĩa vụ) để bảo đảm cho nghĩa vụ đã xác lập giữa các bên. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì người nhận cầm cố sẽ xử lý tài sản cầm cố.

Đối với cầm cố thì tài sản cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố. Quy định này nhằm bảo đảm cho bên nhận cầm cố xử lý tài sản cầm cố an toàn về mặt pháp lý tránh được những rủi ro khi tranh chấp với người thứ ba về quyền sỏ hữu tài sản. Đôi với những tài sản cầm cố là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì người nhận cầm cố phải xác minh tài sản đó thuộc quyền sở hữu của người cầm cố. Trường hợp người nhận cầm cố không biết rõ về nguồn gốc tài sản thì có thể phải chịu rủi ro (Ví dụ, tài sản trộm cắp thì phải trả lại cho chủ sở hữu).

Đặc điểm của cầm cố tài sản?

Để Quý vị hiểu rõ bản chất của cầm cố tài sản? Chúng tôi sẽ phân tích thêm về những đặc điểm cơ bản của cầm cố tài sản.

– Chủ thể của quan hệ cầm cố tài sản:

+ Chủ thể trong quan hệ cầm cố tài sản bao gồm bên nhận cầm cố và bên cầm cố;

+ Tuy nhiên có một chủ thể cần lưu ý: “Người thứ ba”.

Căn cứ tại Điều 310 của Bộ luật dân sự, có quy định về hiệu lực cầm có tài sản. Trong đó, cầm cố tài sản còn có hiệu lực với người thứ ba và hiệu lực này là hiệu lực đối kháng.

Hiệu lực đối kháng ở đây được hiểu là giá trị pháp lý đối với chủ thể thứ ba ngoài bên nhận cầm cố và bên cầm cố.

Ví dụ: A mang chiếc xe máy của mình đến cầm cố tài sản này cho B để lấy 50 triệu. A giao xe cho B, nhưng trước đó A đã có khoản vay với C và chiếc xe máy này C đã đi đăng ký làm tài sản bảo đảm trong hợp đồng thế chấp tài sản giữa A và C.

Như vậy, trong quan hệ dân sự C- người thứ ba và tài sản bảo đảm là chiếc xe máy, vẫn có giá trị pháp lý với C.

– Trong quan hệ dân sự- cầm cố tài sản đặc trưng cơ bản nhất chính là việc chuyển giao tài sản đảm bảo. Cụ thể bên cầm cố phải giao tài sản của mình cho bên nhận cầm cố quản lý trong một thời gian nhất định, do các bên thỏa thuận.

– Quyền và nghĩa vụ của các bên được quy định tại Điều 311 đến Điều 314 của Bộ luật Dân sự.

Đối tượng của cầm cố tài sản?

Đối tượng của cầm cố tài sản chỉ có thể là tài sản. Đối tượng của cầm cố tài sản được gọi là tài sản cầm cố.

Xét theo bản chất của cầm cố là việc bên cầm cố phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố giữ nên tài sản cầm cố chỉ có thể là vật có sẵn vào thời điểm giao dịch cầm cố được xác lập. Giấy tờ có giá chỉ có thể là tài sản cầm cố nếu bản thân giấy tờ đó là một loại tài sản.

Vật dùng để cầm cố có thể là động sản hoặc bất động sản nhưng phải đáp ứng điều kiện sau đây:

– Vật cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố.

– Vật cầm cố phải là vật được phép chuyển giao.

Theo quy định hiện hành, những tài sản không phải là bất động sản thì tài sản đó là động sản. Trong đó, bất động sản gồm có: Đất đai, tài sản gắn liền với đất, công trình, nhà cửa, tài sản khác theo luật định. (Điều 107 Bộ luật Dân sự).

Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa cầm cố tài sản với thế chấp tài sản. Như theo thông thường sẽ nói là cầm cố nhà hay cầm cố đất. Tuy nhiên, bất động sản không phải là đối tượng của cầm cố tài sản.

Đây cũng là điểm đặc trưng để phân định giữa cầm cố với thế chấp, vì tài sản thế chấp có thể là động sản hoặc bất động sản.

Lưu ý: Nếu các bên giao kết hợp đồng mà đối tượng của cấm cố tài sản không đúng đối tượng, có thể dẫn đến hệ quả pháp lý như giao dịch bị tuyên vô hiệu. Như vậy sẽ rất bất lợi cho các bên trong quan hệ dân sự.

Những nội dung tư vấn trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, hy vọng sẽ giúp Quý vị hiểu rõ hơn về những quy định pháp luật và đặc điểm cơ bản của cầm cố tài sản?

Quy định về cầm cố tài sản

Cầm cố tài sản là một hình thức tín dụng mà người vay tiền phải thế chấp tài sản của mình để đảm bảo cho khoản vay của mình. Quy định về cầm cố tài sản được quy định trong pháp luật Việt Nam như sau:

– Điều 200 Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định về việc thế chấp tài sản để đảm bảo cho việc vay tiền. Theo đó, người vay tiền có thể thế chấp tài sản của mình để đảm bảo cho khoản vay.

– Nghị định 162/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 quy định về hoạt động tín dụng và tổ chức hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng. Theo nghị định này, các tổ chức tín dụng cần tuân thủ quy định về việc thế chấp tài sản, cầm cố tài sản và xử lý tài sản thế chấp khi người vay không trả nợ đúng hạn.

– Luật cầm cố tài sản năm 2017 quy định về hoạt động cầm cố tài sản. Luật này quy định về quyền và nghĩa vụ của bên cầm cố và người cầm cố, các hình thức cầm cố tài sản, thủ tục và thời hạn của việc cầm cố tài sản, cũng như việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động cầm cố tài sản.

Tuy nhiên, để có thể cầm cố tài sản, người cho vay cần phải có đầy đủ giấy tờ, hồ sơ và thủ tục pháp lý liên quan đến việc cầm cố tài sản, đồng thời người vay cần có ý thức rõ ràng về rủi ro và trách nhiệm khi không trả nợ đúng hạn.

Ví dụ về cầm cố tài sản?

Anh X có một chiếc xe ô tô, đăng ký xe đứng tên X. Anh X đang rất cần số tiền lớn để mua nhà, nhưng hiện không có đủ nên đã mang chiếc xe ô tô của mình đến cầm cố tại Ngân hàng Y để vay số tiền là 500 triệu.

Lúc này, X cầm cố chiếc xe ô tô bằng cách thức giao xe cho ngân hàng Y để đảm bảo nếu X không có khả năng thanh toán khoản vay đúng hạn, thì bên ngân hàng có quyền lý tài sản này theo quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, trong quan hệ dân sự này:

+ X là bên cầm cố

+ Ngân hàng Y là bên nhận cầm cố

+ Hai bên tự thỏa thuận số tiền vay, thời hạn trả nợ, lãi suất cũng như các quyền và nghĩa vụ giữa hai bên khi cầm cố tài sản là chiếc xe ô tô.


Quý vị có thể tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật dân sự về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Trả lại tài sản khi nghĩa vụ được đảm bảo bằng cầm cố chấm dứt

Tôi là Nguyễn Thị Hòa ở Nam Định xin hỏi luật sư vấn đề sau: Tôi có vay của chị Nguyễn Thị Lan 50 triệu đồng từ 5/2/2016. Theo hợp đồng vay nợ, chị Lan giữ tài sản cầm cố của tôi là một bộ nữ trang sức trị giá 70 triệu đồng. Tháng 12/2016, tôi đã trả đầy đủ số tiền vay cho chị Lan nhưng chị lan không trả lại tôi bộ nữ trang vì cho rằng các bên thỏa thuận hợp đồng có thời hạn 13 tháng, nay chưa đến hạn nên chị Lan không trả. Vậy, xin hỏi luật sư tôi có thể khởi kiện vụ án dân sự ra trước Tòa án nhân dân để đòi lại bộ nữ trang hay không? Nếu có thì việc chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn khởi kiện như thế nào? Xin cảm ơn

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Bạn có vay của chị Nguyễn Thị Lan 50 triệu đồng, có cầm cố tài sản là bộ nữ trang trị giá 70 triệu. Tháng 12/2016, bạn đã trả đầy đủ tiền nợ, nghĩa là đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng vay tiền. Nghĩa vụ được đảm bảo bằng tài sản cầm cố đã chấm dứt nên việc cầm cố tài sản cũng phải chấm dứt. Điều 331 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên nhận cầm cố như sau:

“Điều 313. Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

1. Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.

2. Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

3. Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.”

Đồng thời Điều 316 bộ luật này cũng quy định về việc trả lại tài sản cầm cố như sau:

“Điều 316. Trả lại tài sản cầm cố

Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật này hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”.

Như vậy, theo các quy định trên thì khi bạn đã trả đầy đủ số tiền nợ cho chị Nguyễn Thị Lan thì chị Lan có nghĩa vụ trả lại bạn bộ nữ trang đó. Tranh chấp giữa bạn và chị Lan là tranh chấp về hợp đồng, về quyền sở hữu nên khi không thể thỏa thuận được với chị Lan để lấy lại bộ nữ trang thì bạn hoàn toàn có quyền khởi kiện ra trước Tòa án nơi cư trú của chị lan để đòi lại bộ nữ trang của mình.

Về việc chuẩn bị hồ sơ và nộp đơn khởi kiện: trước hết bạn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm những nội dung được quy định tại Khoản 4, 5 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

4. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;

b) Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;

c) Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người khởi kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp các bên thỏa thuận địa chỉ để Tòa án liên hệ thì ghi rõ địa chỉ đó;

d) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền và lợi ích được bảo vệ là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có);

đ) Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện là cá nhân hoặc trụ sở của người bị kiện là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có). Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người bị kiện thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người bị kiện;

e) Tên, nơi cư trú, làm việc của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cá nhân hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là cơ quan, tổ chức; số điện thoại, fax và địa chỉ thư điện tử (nếu có).

Trường hợp không rõ nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì ghi rõ địa chỉ nơi cư trú, làm việc hoặc nơi có trụ sở cuối cùng của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

g) Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

h) Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

i) Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

5. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án “

Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, bạn có quyền nộp đơn khởi kiện theo hai hình thức: Nộp trực tiếp tại trụ sở Tòa án có thẩm quyền; hoặc nộp qua đường bưu điện. Khi nộp đơn trực tiếp, bạn có quyền yêu cầu cán bộ nhận đơn cấp biên nhận đơn (thông báo nhận đơn khởi kiện) để làm cơ sở yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ chúng tôi qua Hotline 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (11 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi