Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2224 Lượt xem

Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện

Các giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người có giao dịch được thực hiện, trừ trường hợp pháp luật quy định khác.

Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện là gì?

Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện là giao dịch dân sự không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp (1) Người được đại diện đã công nhận giao dịch, (2) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý, (3) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện (khoản 1 Điều 142 Bộ luật dân sự 2015). 

Ngoài ra, Điều 142 Bộ luật dân sự 2015 cũng có thêm một số quy định về Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện:

2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch. 

3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc huỷ bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

4. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Tư vấn Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện

Trước hết, cần nói rằng điều luật dùng thuật ngữ “người được đại diện” là không chính xác bởi không có quan hệ đại diện trong các trường hợp này nên không thể có người được đại diện. Vì thế, thuật ngữ trên được hiểu là: Người có giao dịch được người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện. Ví dụ: A đem tài sản của B cho C thuê trong khi A không có quyền đại diện cho B thì B được gọi là người có giao dịch được người người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện.

Các giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người có giao dịch được thực hiện (là B trong ví dụ nêu trên) trừ khi người này chấp nhận giao dịch đó hoặc không phản đối khi đã biết hay có lỗi làm cho người đã chấp nhận xác lập, thực hiện giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.

Ví dụ: A đem tài sản của B cho C thuê (B chưa thành niên) nhưng do lỗi của B nên C hiểu nhầm A là cha của B nên có quyền đại diện B để xác lập, thực hiện giao dịch này.

Nếu giao dịch không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người có giao dịch được xác lập thì người đã xác lập giao dịch phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, đồng thời người đã giao dịch có quyền đơn phương chấm dứt hoặc hủy bỏ giao dịch đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ khi người này đã biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.

Nếu giao dịch không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người có giao dịch được xác lập mà gây thiệt hại cho người này thì người xác lập giao dịch và người đã giao dịch phải liên đới bồi thường cho người có giao dịch được xác lập nếu họ đều cố ý xác lập, thực hiện giao dịch đó.

Nghiên cứu quy định này có thể nhận thấy đây giống như trường hợp một người thực hiện công việc cho người khác mà không có sự ủy quyền và cũng không có bất cứ một căn cứ pháp lý nào cho việc thực hiện công việc đó. Do đó, theo quan điểm của chúng tôi, nếu việc xác lập giao dịch đó thực sự là cần thiết đối với người có công việc (nó tránh cho người có công việc một thiệt hại. Ví dụ, A bán hộ B một lô hàng có nguy cơ hư hỏng khi B đang đi du lịch mặc dù B không ủy quyền cho A), thì nên quy định theo hướng giao dịch đó vẫn làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người có công việc với người thứ ba.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi