• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Dân sự |
  • 2300 Lượt xem

Giao dịch dân sự là gì?

Điều 116 BLDS năm 2015 quy định về giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Giao dịch dân sự là gì?

Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo Điều 116 Bộ luật dân sự năm 2015.

Đặc điểm của giao dịch dân sự

– Là sự kiện pháp lý thuộc hành vi pháp lý, luôn thể hiện ý chí tự nguyện của chủ thể tham gia (ít nhất thể hiện ý chí trước của 1 bên hoặc cả hai bên).

– Là loại sự kiện pháp lý phổ biến nhất và quan trọng nhất làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.

Giao dịch dân sự dù là hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương đều có các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất: Giao dịch dân sự luôn thể hiện ý chí của chủ thể trong giao dịch. Giao dịch dân sự là hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương thì đều là hành vi có ý thức của chủ thể tham gia nhằm đạt được những mục đích nhất định. Trường hợp giao dịch dân sự là hợp đồng thì đó là sự thể hiện và thống nhất ý chí của từ các bên chủ thể. Giao dịch dân sự là hành vi pháp lý đơn phương thì đó là sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể. Nội dung của giao dịch phải nhằm truyền tải những suy nghĩ bên trong của mỗi chủ thể. Ý chí là những suy nghĩ bên trong của mỗi chủ thể nên để xác lập giao dịch thì ý chỉ cần phải được thể hiện ra bên ngoài dưới hình thức nhất định. Do đó, giao dịch dân sự là sự thống nhất giữa ý chí bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của chủ thể. Thiếu sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí, giao dịch dân sự có thể bị vô hiệu. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến ý chí và sự bày tỏ ý chí của chủ thể không thống nhất như trường hợp chủ thể bị nhầm lẫn, bị lừa dối hay cưỡng ép trong việc xác lập giao dịch. Ví dụ: A muốn mua một chiếc bình cổ nhưng do bị người bán lừa dối nên chiếc bình A mua là bình giả cổ.

Thứ hai: Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự đều hướng đến phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền, nghĩa vụ dân sự cho các chủ thể. Giao dịch dân sự là hành vi của một hay nhiều chủ thể nhằm hướng tới việc làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Như vậy, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự gồm:

+ Một là, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự: đây là trường hợp giao dịch dân sự làm xác lập quyên và nghĩa vụ cho các bên chủ thể trong giao dịch.

Ví dụ: A thỏa thuận bán cho B căn hộ chung cư. Giao dịch dân sự giữa A và B có hậu quả pháp lý làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa A và B. Trong đó, A có quyền nhận tiền bán căn hộ, có nghĩa vụ chuyển giao căn hộ và chuyển quyền sở hữu cho B. Còn B có quyền được nhận chuyển giao và sở hữu căn hộ, có nghĩa vụ trả tiền mua bán cho A.

Hai là, làm thay đổi quyền và nghĩa vụ dân sự: đây là trường hợp giữa các bên chủ trong giao dịch dân sự đã tồn tại quyền và nghĩa vụ với nhau nhưng các bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung qua đó làm thay đổi quyền và nghĩa vụ của mình cũng như của bên kia; Ba là, làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự: đây là trường hợp giữa các bên chủ trong giao dịch dân sự đã tồn tại quyền và nghĩa vụ với nhau. Sau đó, các bên chủ thể xác lập giao dịch để làm chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đang tồn tại giữa các bên.

Một giao dịch dân sự được xác lập có thể làm phát sinh một hoặc nhiều hậu quả pháp lý. Điều này phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên chủ thể trong giao dịch. Như vậy, giao dịch dân sự có hai đặc điểm chính:

(i) giao dịch dân sự phải là sự thể hiện ý chí của chủ thể tham gia

(ii) sự thể hiện ý chí phải nhằm đạt được một hậu quả pháp lý nhất định.

Quy định giao dịch dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự

Trong xã hội, khi lực lượng lao động càng phát triển và sự phân công lao động mang tính chuyên nghiệp, chuyên môn hóa, lao động có kỹ thuật, khoa học và công nghệ ngày một và được coi trọng trong sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ thì của cải xã hội ngày càng được tạo ra nhiều hơn, phong phú và hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm ngày càng được coi trọng hơn.

Khi nền sản xuất phát triển, đa dạng hóa hình thức sở hữu và thành phần kinh tế, thì quan hệ tài sản trong xã hội cũng phát triển theo về quy mô và giá trị tài sản. Giao dịch dân sự là phương tiện pháp lý để các chủ thể trong xã hội thiết lập các quan hệ về tài sản và nhân thân.

Điều 116 BLDS năm 2015 quy định về giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Căn cứ vào quy định này và theo logic thì mọi hợp đồng đều là giao dịch dân sự, nhưng không phải mọi giao dịch là hợp đồng.

Bởi vì nếu giao dịch của hai bên là hợp đồng, còn hành vi pháp lý đơn phương thể hiện ý chí của một chủ thể, do vậy hành vi pháp lý đơn phương không là hợp đồng như cá nhân thể hiện ý chí trong việc lập di chúc để lại tài sản cho người thừa kế được chỉ định theo ý chí của mình.

Nhưng không phải mọi hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự. Hành vị pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự là hành vi được tiến hành nhằm làm phát sinh một quyền hay nghĩa vụ dân sự của chủ thể được xác định. Còn hành vi pháp lý đơn phương được tiến hành không nhằm làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự ở chủ thể được xác định thì hành vi đơn phương này không phải là giao dịch dân sự (ví dụ chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản).

Cần phải phân biệt hành vi từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu với các hành vi pháp lý đơn phương khác là giao dịch. Hành vi của chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản là một hành vi pháp lý đơn phương, chủ sở hữu thực hiện quyền định đoạt đối với tài sản thuộc quyền mình.

Nhưng quan hệ về quyền sở hữu tài sản là một loại quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đối, quan hệ vật quyền. Chủ sở hữu có quyền định đoạt tài sản theo ý chí của mình, nhưng sự định đoạt trong trường hợp từ bỏ quyền sở hữu, là căn cứ chấm dứt quyền dân sự, nhưng hậu quả pháp lý của hành vi đơn phương này không nhằm làm phát sinh quyền hay nghĩa vụ ở chủ thể được xác định, do vậy hành vi của chủ sở hữu tài sản từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chỉ là hành vi pháp lý đơn phương, không thỏa mãn điều kiện là giao dịch dân sự.

Điều kiện tiên quyết là chủ thể phía bên kia của giao dịch lại không xác định được. Là Điều 116 BLDS năm 2015 như một quy phạm định nghĩa về giao dịch dân sự. Quy định này nhằm xác định căn cứ xác lập giao dịch, bản chất và căn cứ làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các chủ thể trong quan hệ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi