• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2193 Lượt xem

Đấu thầu là gì?

Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

Trong đời sống hiện nay, thông qua các phương tiện thông tin truyền thông, chúng ta thường thấy các công trình có tính quan trọng của đất nước như đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, cầu Bãi Cháy,….đều được xây dựng và đầu tư bởi các nhà thầu nước ngoài.

Đây là các nhà thầu được lựa chọn kỹ lưỡng qua các cuộc đấu thầu nhằm đảm bảo tiến độ công trình cũng như tính hiệu quả của dự án. Tuy nhiên, không nhiều người biết rõ đấu thầu là gì? Vì vậy, thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi mong muốn đem đến cho Quý vị cái nhìn rõ nét hơn về đấu thầu tại Việt Nam hiện nay.

Đấu thầu là gì?

Điểm d khoản 1 Điều 99 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 quy định:

“Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.”

Qua những phân tích trên, hẳn Quý vị đã có những thông tin cơ bản về “đấu thầu là gì?”. Tuy nhiên, làm thế nào để tổ chức và thực hiện đấu thầu theo đúng quy định của pháp luật? Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc trên qua phần tiếp theo của bài viết dưới đây.

Đấu thầu có đặc điểm gì?

Về chủ thể tham gia đấu thầu:       

Theo quy định của Luật Đấu thầu 2013, các chủ thể tham gia đấu thầu gồm có bên mời thầu và bên dự thầu. Trong đó:

Bên mời thầu là cơ quan, tổ chức có chuyên môn và năng lực để thực hiện các hoạt động đấu thầu, bao gồm chủ đầu tư hoặc tổ chức do chủ đầu tư quyết định thành lập hoặc lựa chọn; đơn vị dự toán trực tiếp sử dụng nguồn vốn mua sắm thường xuyên; đơn vị mua sắm tập trung; cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức trực thuộc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền lựa chọn. Đây là các bên có nhu cầu mua sắm hàng hóa, sử dụng dịch vụ.

Bên dự thầu là các thương nhân có năng lực cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho gói thầu.

-Về hình thức đấu thầu:

Luật đấu thầu 2013 cho phép bên mời thầu có thể lực chọn nhà thầu thông qua 8 hình thức dưới đây:

+Đấu thầu rộng rãi: là hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong đó không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư tham dự.

Ưu điểm của hình thức này là có thể thu hút được nhiều nhà cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ tham gia đấu thầu và qua đó bên mời thầu có nhiều cơ hội hơn để lựa chọn được nhà thầu đáp ứng được tốt nhất các yêu cầu của mình. Với hình thức đấu thầu này nguy cơ xảy ra thông thầu cũng có khả năng được giảm bớt. Vì vậy, đây là hình thức đấu thầu phổ biến nhất hiện nay.

+Đấu thầu hạn chế: là hình thức được áp dụng trong trường hợp gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

Hình thức đấu thầu hạn chế có ưu điểm là giới hạn được số lượng hồ sơ dự thầu giúp việc đánh giá hồ sơ dự thầu được hiệu quả hơn và ít tốn kém hơn, tuy nhiên khả năng xảy ra việc thông thầu thì cao hơn so với đấu thầu rộng rãi.

+Chỉ định thầu: chỉ được áp dụng đối với các gói thầu nhất định khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.  

+Mua sắm trực tiếp: được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.

Nhà thầu được lựa chọn áp dụng hình thức này phải là nhà thầu đã trúng thầu với gói thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã thực hiện hợp đồng hàng hóa tượng tự này trước đó. Có thể coi đây là một hình thức lựa chọn nhà thầu nhanh, gọn giúp bên mời thầu, chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí nhưng vẫn bảo đảm được hiệu quả kinh tế.

+Chào hàng cạnh tranh: được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 23 Luật Đấu thầu 2013.

+Tự thực hiện: được áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu.

+Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt: trường hợp gói thầu, dự án xuất hiện các điều kiện đặc thù, riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu, người có thẩm quyền sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định phương án lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

+Tham gia thực hiện cộng đồng: đây là hình thức mà theo đó cộng đồng dân cư, tổ, nhóm thợ tại địa phương nơi có gói thầu được giao thực hiện toàn bộ hoặc một phần gói thầu đó trong các trường hợp: gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.

-Về đối tượng đấu thầu:

Bao gồm hàng hóa, dịch vụ tư vấn và dịch vụ phi tư vấn. Trong đó:

+Dịch vụ tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo đánh giá tác động môi trường; khảo sát, lập thiết kế, dự toán; lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; thẩm tra, thẩm định; giám sát; quản lý dự án; thu xếp tài chính; kiểm toán, đào tạo, chuyển giao công nghệ; các dịch vụ tư vấn khác.

+Dịch vụ phi tư vấn là một hoặc một số hoạt động bao gồm: logistics, bảo hiểm, quảng cáo, lắp đặt không thuộc quy định tại khoản 45 Điều này, nghiệm thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn trên.

-Về phương thức đấu thầu:

Các bên có thể lựa chọn các phương thức sau:

+Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ: là phương thức mà nhà thầu, nhà đầu tư nộp hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần đối với toàn bộ hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.

+Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ: là phương thức mà nhà thầu, nhà đầu tư nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Việc mở thầu được tiến hành hai lần. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, nhà đầu tư đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để đánh giá.

+Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ: là phương thức mà việc lựa chọn hồ sơ được chia làm hai giai đoạn:

Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.

Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.

+Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ: việc lựa chọn nhà thầu và mở thầu được chia làm hai giai đoạn với hai túi hồ sơ.

Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.

Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, trong đó có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.

Như vậy, qua tìm hiểu đấu thầu là gì, có thể thấy mặc dù có cùng bản chất là xác lập quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các chủ thể nhưng có thể thấy đấu thầu là quy trình ngược lại của đấu giá vì:

Về mục đích: đấu giá là việc bán hàng hóa công khai để tìm ra người mua trả giá cao nhất. Ngược lại, đấu thầu hướng đến việc lực chọn nhà thầu đáp ứng tốt nhất các yêu cầu do bên mời thầu đặt ra.

Về hình thức thực hiện: đấu giá được thực hiện qua hai hình thức là trả giá lên và đặt giá xuống. Trong khi đấu thầu được thực hiện thông qua 8 hình thức được phân tích như trên.

Về chủ thể tham gia: trong đấu giá có thể có sự xuất hiện của tổ chức trung gian chính là người tổ chức đấu giá. Ngược lại, khi đấu thầu chỉ có bên mời thầu và bên dự thầu được phép tham dự. Bên thứ ba muốn tham gia thì phải có sự đồng ý của cả hai bên.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về đấu thầu là gì?. Mọi thắc mắc liên quan, Quý khách có thể liên hệ số điện thoại 1900 6557 để được hỗ trợ nhanh chóng.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi