Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo những phương thức nào?
  • Thứ tư, 13/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 938 Lượt xem

Có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo những phương thức nào?

Tôi đã tham gia bảo hiểm xã hội được 17 năm 9 tháng, giờ tôi muốn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ 20 năm thì có thể đóng theo những phương thức nào?

Câu hỏi:

Xin chào công ty Luật Hoàng Phi. Tôi là Nguyễn Vân Anh, tôi có câu hỏi xin được Luật sư giải đáp như sau:

Trước đây khi còn làm việc tại công ty tôi có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 17 năm 9 tháng. Tuy nhiên, sau khi nghỉ việc tại công ty thì tôi bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm. Bây giờ tôi muốn tham gia bảo hiểm xã tự nguyện cho đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì có được không? Tôi phải đóng bảo hiểm hằng tháng hay có thể đóng theo phương thức khác?

Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Về nguyên tắc, thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Một trong những điều kiện để được hưởng lương hưu đó là bạn phải có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. Do đó, nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của bạn chưa đủ 20 năm (cụ thể là 17 năm 9 tháng) thì bạn được phép đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho đủ 20 năm để hưởng chế độ hưu trí.

Có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo những phương thức nào?

Về mức đóng và phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Căn cứ theo quy định tại Điều 87Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

a) Hằng tháng;

b) 03 tháng một lần;

c) 06 tháng một lần;

d) 12 tháng một lần;

đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Đồng thời, tại Điều 10 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:

Điều 10. Phương thức đóng

1. Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

1.1. Đóng hằng tháng;

1.2. Đóng 3 tháng một lần;

1.3. Đóng 6 tháng một lần;

1.4. Đóng 12 tháng một lần;

1.5. Đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định của Chính phủ;

1.6. Đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định của Chính phủ.

2. Mức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hằng tháng theo quy định tại Điều 9 nhân với 3 đối với phương thức đóng 3 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 6 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

3. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau mà trong thời gian đó Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.

4. Người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:

4.1. Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc;

4.2. Hưởng BHXH một lần;

4.3. Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.

5. Người tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.

Như vậy, ngoài phương thức đóng hằng tháng, bạn có thể lựa chọn một trong các phương thức đóng bảo hiểm xã hội sau đây sao cho phù hợp:

– Đóng 3 tháng một lần;

– Đóng 6 tháng một lần;

– Đóng 12 tháng một lần;

– Đóng một lần cho nhiều năm về sau;

– Đóng một lần cho những năm còn thiếu.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi