Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Các loại giấy tờ mang theo khi đi công chứng?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3220 Lượt xem

Các loại giấy tờ mang theo khi đi công chứng?

Các loại giấy tờ mang theo khi đi công chứng phụ thuộc vào việc Khách hàng thực hiện các thủ tục thực tế là công chứng về giấy tờ, hợp đồng gì? Cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Với mỗi thủ tục khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau về loại giấy tờ cần cung cấp khi đi thực hiện thủ tục tại phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng.

Để giúp Khách hàng hiểu rõ hơn về các loại giấy tờ mang theo khi đi công chứng thì trong bài viết chúng tôi sẽ hướng dẫn Khách hàng chuẩn bị những tài liệu, giấy tờ cần mang theo khi ký hợp đồng mua bán đất tại Văn phòng công chứng để Khách hàng tham khảo.

Khi đi công chứng hợp đồng mua bán đất cần mang theo những giấy tờ gì?

Để thực hiện việc công chứng được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi tránh việc thiếu hồ sơ, giấy tờ thì Các loại giấy tờ mang theo khi đi công chứng mua bán đất cần đầy đủ, chính xác và rõ ràng. Cụ thể, với bên bán cần chuẩn bị:

– Chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu của bên bán bản chính, nếu bên bán đã có vợ/chồng thì cần mang của cả hai vợ chồng;

– Giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân còn thời hạn bản chính hoặc bản trích lục;

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất bản chính;

– Bản trích lục hoặc trích đo thửa đất bản chính;

– Giấy xác nhận tình trạng bất động sản bản chính;

– Hợp đồng đặt cọc ( nếu trước đó hai bên có thực hiện hợp đồng đặt cọc)

– Hợp đồng mua bán chuyển nhượng đất;

– Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền bản chính nếu bên bán là bên nhận ủy quyền thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của chủ sử dụng đất.

Với bên mua đất cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

–  Chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu, sổ hộ khẩu của bên bán bản chính, nếu bên bán đã có vợ/chồng thì cần mang của cả hai vợ chồng;

 – Giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân còn thời hạn bản chính hoặc bản trích lục;

– Văn bản cam kết tài sản riêng của vợ chồng ( trường hợp vợ chồng bên mua có thoả thuận riêng về tài sản mua đất không thuộc tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân)

– Phiếu yêu cầu công chứng.

Hợp đồng mua bán đất có bắt buộc phải công chứng không?

Trường hợp thực hiện hợp đồng về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì  căn cứ điểm a và điểm b khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 có quy định những hợp đồng sau đây phải công chứng hoặc chứng thực:

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (có đất và nhà ở hoặc tài sản khác), trừ hợp đồng chuyển nhượng mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản.

– Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

– Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

 – Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.

Như vậy khi Khách hàng thực hiện thủ tục mua bán đất thì bắt buộc phải tiến hành công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Ngoài ra còn có trường hợp Hợp đồng về nhà ở cũng bắt buộc phải công chứng, áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 122 Luật Nhà ở năm 2014.

Vậy nên để hợp đồng mua bán có hiệu lực, cũng như đảm bảo tốt nhất cho quyền lợi của người mua tránh những tranh chấp phát sinh không mong muốn thì với đất đai kể cả từ thủ tục đặt cọc tiền mua đất Khách hàng cũng nên thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực.

Phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất là bao nhiêu?

Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC biểu phí công chứng hợp đồng mua bán nhà đất được tính như sau:

Trường hợp 1. Chỉ có đất, Phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được tính trên giá trị quyền sử dụng đất.

Trường hợp 2. Đất có nhà ở, công trình xây dựng trên đất

– Phí công chứng tính trên tổng giá trị quyền sử dụng đất và giá trị tài sản gắn liền với đất, giá trị nhà ở, công trình xây dựng trên đất. Cụ thể phụ thuộc vào giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng chuyển nhượng:

+ Dưới 50 triệu đồng, mức thu là 50.000 đồng/ trường hợp

+ Từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng, mức thu là 100.000 đông/ trường hợp

+ Từ trên 100 triệu đồng đến 01 tỷ đồng, mức thu là 0,1% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch/ trường hợp

+ Từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng, mức thu là 01 triệu đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng/ trường hợp

+ Từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng, mức thu là 2,2 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng/ trường hợp

+ Từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng, mức thu là 3,2 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng/ trường hợp

+ Từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng, mức thu là 5,2 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng/ trường hợp.

+ Trên 100 tỷ đồng, mức thu là 32,2 triệu đồng + 0,02% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 100 tỷ đồng (mức thu tối đa là 70 triệu đồng/trường hợp).

 Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Các loại giấy tờ mang theo khi đi công chứng? Khách hàng có thắc mắc các nội dung liên quan trong quá trình tham khảo nội dung bài viết vui lòng phản hồi trực tiếp để được nhân viên trợ giúp.

>>>>>> Tham khảo bài viết: Danh sách Văn phòng công chứng tại Hà Nội

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi