Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là biện pháp bảo đảm trong quá trình thực hiện hợp đồng do tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh việc thực hiện thay các khoản nợ đúng, đầy đủ theo phần nghĩa vụ của bên được bảo lãnh được ghi nhận trong hợp đồng với bên nhận bảo lãnh.
Trong những năm gần đây, các giao dịch dân sự bằng hợp đồng ngày càng trở nên phổ biến. Khi tham gia giao kết các hợp đồng này, các bên đều mong muốn có lợi cho mình nên thường đưa ra các điều khoản về biện pháp bảo đảm trong hợp đồng, cụ thể một trong số đó là biện pháp bảo lãnh bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Bài viết sau đây, Luật Hoàng Phi xin phân tích cụ thể đến quý khách hàng về Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? theo quy định của pháp luật hiện hành.
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì?
Theo cách thức phân loại bảo lãnh ngân hàng thì Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là một loại với cách phân loại theo mục đích sử dụng. Với câu hỏi bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Luật Hoàng Phi xin định nghĩa như sau:
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là biện pháp bảo đảm trong quá trình thực hiện hợp đồng do tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh việc thực hiện thay các khoản nợ đúng, đầy đủ theo phần nghĩa vụ của bên được bảo lãnh được ghi nhận trong hợp đồng với bên nhận bảo lãnh
Hình thức bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì không có quy định cụ thể về hình thức bảo lãnh thực hiện hợp đồng. Do đó, biện pháp này có thể thực hiện thông qua văn bản hoặc lời nói đều phát sinh hiệu lực như nhau.
Thôn thường ở Việt Nam, trong hoạt động đấu thầu trước khi hợp đồng có hiệu lực, nhà thầu thường nộp dưới hình thức thư bảo lãnh của các tổ chức tín dụng, ngân hàng trong và ngoài nước hoạt động hợp pháp tại Việt Nam phát hành.
Giá trị của thư bảo lãnh: Có giá trị cho đến khi hợp đồng được hoàn thành.
Thời hạn có hiệu lực: Do các bên thỏa thuận thường bắt đầu từ ngày kết thúc đấu thầu cho đến khi hoàn thành hợp đồng.
>>>>> Tham khảo: Bảo lãnh dự thầu là gì?
Phạm vi bảo lãnh thực hiện hợp đồng?
– Bên bảo lãnh có thể cam kết bảo lãnh một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ cho bên được bảo lãnh.
– Nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại, lãi trên số tiền chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Các bên có thể thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
+ Trường hợp nghĩa vụ được bảo lãnh là nghĩa vụ phát sinh trong tương lai thì phạm vi bảo lãnh không bao gồm nghĩa vụ phát sinh sau khi người bảo lãnh chết hoặc pháp nhân bảo lãnh chấm dứt tồn tại.
Khi xác lập bảo lãnh thì các bên có thể thỏa thuận về phạm vi bảo lãnh là một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ. Toàn bộ nghĩa vụ có thể là nghĩa vụ gốc (ban đầu) và cũng có thể nghĩa vụ gốc và các nghĩa vụ phát sinh trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ như tiền lãi, thiệt hại phải bồi thường.
Một phần nghĩa vụ là đối tượng của nghĩa vụ chia thành nhiều phần hoặc đối tượng nghĩa vụ là công việc nhưng công việc có thể chia thành nhiều phần để thực hiện, thì các bên thỏa thuận sẽ bảo lãnh một phần của nghĩa vụ chính.
Bên được bảo lãnh có nghĩa vụ thực hiện đúng nghĩa vụ đã phát sinh theo thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Nếu trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ hoặc gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm dân sự. Trường hợp này nếu các bên thỏa thuận phạm vi bảo lãnh là toàn bộ nghĩa vụ thì nghĩa vụ bảo lãnh bao gồm nghĩa vụ chính, tiền lãi, tiền phạt, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Biện pháp bảo lãnh thường được xác lập khi bên được bảo lãnh không có tài sản để bảo đảm nghĩa vụ. Mặt khác, bên được bảo lãnh không thể dùng tài sản của người khác để bảo đảm nghĩa vụ, vì tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm, cho nên trong quan hệ bảo lãnh bên bảo lãnh cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh. Tuy nhiên, nếu bên được bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ và bên bảo lãnh cũng cố ý không thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có thể bị thiệt hại. Cho nên bên nhận bảo lãnh và bền bảo lãnh có thể thỏa thuận xác lập biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ bảo lãnh như bên bảo lãnh phải cầm cố, thế chấp tài sản của mình.
Chủ thể của quan hệ pháp luật nói chung là cá nhân, pháp nhân đang tồn tại vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ, cho nên khi chủ thế chấm dứt tư cách chủ thể của mình thì không thể có năng lực chủ thể trong các quan hệ pháp luật phát sinh sau đó. Cho nên, nghĩa vụ được bảo đảm hình thành trong tương lai, khi nghĩa vụ đó hình thành thì phạm vi bảo lãnh là toàn bộ nghĩa vụ đó. Nếu nghĩa vụ hình thành trong tương lại được hình thành sau bên bảo lãnh chết hoặc pháp nhân chấm dứt hoạt động thì sẽ không thuộc phạm vi bảo lãnh.
Quyền và nghĩa vụ của các bên bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Các chủ thể chính trong quan hệ bảo lãnh thực hiện hợp đồng gồm: Bên bảo lãnh, Bên được bảo lãnh và Bên nhận bảo lãnh.
1/ Đối với Bên bảo lãnh:
– Về quyền: được bên được bảo lãnh hoàn trả các nghĩa vụ tài chính mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay, được thanh toán các khoản thù lao do các bên đã thỏa thuận.
– Về nghĩa vụ: có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo phạm vi nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, đủ; thực hiện nghĩa vụ khi có yêu cầu của bên nhận bảo lãnh; liên đới thực hiện bảo lãnh trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh một nghĩa vụ.
2/ Đối với Bên được bảo lãnh:
Trong quan hệ này bên bảo lãnh không có quyền với cả 2 chủ thể còn lai, mà chỉ có các nghĩa vụ tương ứng như sau:
– chi trả các khoản thù lao như đã cam kết với bên bảo lãnh;
– Hoàn trả đầy đủ các phần nghĩa vụ mà bên bảo lãnh đã thực hiện thay cho bên được bảo lãnh.
– Thực hiện đúng, đầy đủ về các nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng với bên nhận bảo lãnh.
3/ Đối với bên nhận bảo lãnh có các quyền cụ thể như sau:
– Yêu cầu bên bảo lãnh bồi thường thiệt hại do vi phạm về nghĩa vụ bảo lãnh.
– Miễn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh theo các trường hợp được quy định tại Điều 341 BLDS 2015.
– Yêu cầu người đại diện thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh trong trường hợp nhiều người cùng bảo lãnh cho một người.
>>>>> Tham khảo: Bảo lãnh tạm ứng là gì?
Mức phí bảo lãnh thực hiện hợp đồng?
Bên bảo lãnh được hưởng thù lao nếu bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh có thỏa thuận. Thông thường trong quan hệ bảo lãnh thì bên được bảo lãnh và bền bảo lãnh có mối quan hệ gia đình hoặc thân quen, cho nên việc bảo lãnh thường không có thù lao. Tuy nhiên, các bên có thể thỏa thuận về một khoản thù lao mà bên bảo lãnh sẽ được nhận từ bên được bảo lãnh.
Trường hợp, công việc bảo lãnh là hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thì có thù lao theo thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định khi.
Giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng?
Giá trị bảo lãnh thực hiện được quy định là từ 2% – 10% giá trị hợp đồng, nhưng theo Thông tư số 11/2015/TT-BKHĐT, tại biểu mẫu Bảo lãnh thực hiện hợp đồng đối với hình thức chào hàng cạnh tranh có nêu giá trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng là từ 2% – 3% giá trị hợp đồng.
Các trường hợp chấm dứt bảo lãnh thực hiện hợp đồng
Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì bảo lãnh thực hiện hợp đồng sẽ chấm dứt khi có các căn cứ sau:
1/ Các bên hoàn thành xong nghĩa vụ trong quan hệ bảo lãnh
2/ Các bên thỏa thuận hủy bỏ, thay thế biện pháp bảo đảm bằng bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
3/ Bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh một cách tự nguyện hoặc bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh do cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế
4/ Các bên thỏa thuận chấm dứt quan hệ bảo lãnh
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Hoàng Phi về Bảo lãnh thực hiện hợp đồng là gì? Mọi thông tin thắc mắc hay cần giải đáp chi tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp số 1900 6557 để được hỗ trợ.
>>>>> Tham khảo: Bảo lãnh ngân hàng là gì?
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
![](https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2022/05/dieu-kien-phat-sinh-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai.jpg?v=1695092380)
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra hiện nay được pháp luật quy định như thế...
![](https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2022/04/choi-hui-la-gi.jpg?v=1650335549)
Họ, hụi, biêu, phường được pháp luật công nhận và có văn bản quy định cụ thể các vấn đề có liên quan. Vậy chơi hụi là...
![](https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2022/05/xac-lap-quyen-so-huu-voi-vat-bi-chon-giau.jpg?v=1695263481)
Xác lập quyền sở hữu với vật bị chôn giấu
Tôi đào được một số đồ vật dưới bùn sau cơn lũ vừa qua. Xin hỏi luật sư tôi có được là chủ sở hữu của những đồ vật đó...
![](https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2022/06/cac-phuong-thuc-giai-quyet-tranh-chap-bang-trong-tai-thuong-mai.png?v=1655697204)
Các phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại
Thủ tục trọng tài áp dụng cho các tranh chấp trong hoạt động thương mại đơn giản hơn, các bên có thể chủ động về thời gian, địa điểm giải quyết tranh chấp giúp đẩy nhanh thời gian giải quyết tranh...
![](https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2021/03/sua-nha-co-phai-xin-giay-phep-xay-dung-khong.jpg?v=1614650362)
Sửa nhà có phải xin giấy phép xây dựng không?
Công trình sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị bên trong công trình không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình có phải xin giấy phép xây dựng...
Xem thêm