Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Ý thức thực hiện pháp Luật Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam
  • Thứ bẩy, 13/05/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 486 Lượt xem

Ý thức thực hiện pháp Luật Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Các biện pháp chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng nặng về phạt vi phạm hành chính, biện pháp hình sự ít được áp dụng để trấn áp hành vi làm hàng giả trong xã hội, vì vậy tính răn đe không đủ mạnh để chấm dứt hành vi làm hàng giả.

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, năng lực sản xuất ở Việt Nam ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam trở nên khó khăn và phức tạp do việc tạo ra các chủng loại hàng hóa đa dạng theo nhu cầu của thị trường.

Vậy hiện nay Ý thức thực hiện pháp Luật Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam như thế nào? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết.

Ý thức thực hiện pháp Luật Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam

Nhiều loại hàng giả vẫn được lưu thông trên thị trường tự do mà không dễ gì kiểm soát được. Nhóm tội phạm trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ ngày một gia tăng. Hơn nữa, việc áp dụng khoa học và công nghệ đã làm phát sinh nhiều các thiết bị, công cụ phạm tội ngày càng tinh vị hơn. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng một số nguyên nhân cơ bản sau đây đã dẫn đến những hậu quả gây thiệt hại cho nhà sản xuất trung thực và gây thiệt hại cho người tiêu dùng.

– Dựa vào xu thế hội nhập, những nhân tố tích cực phát sinh thúc đẩy nền sản xuất hàng hóa phát triển, nhưng song song với nó là nạn làm hàng giả, lưu thông hàng giả trong xã hội như một dư chấn của làn sóng sinh dùng đổ ngoại nhập và các sản phẩm có uy tín trên thế gới.

Nhiều cơ sở sản xuất chỉ nhằm đến mục đích thu lợi nhuận mà không quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng, nạn làm hàng giả, hàng nhái được thực hiện rất mãnh liệt và các loại hàng giả đã được tung ra thị trường xâm phạm lợi ích người tiêu dùng. Các cơ quan chức năng như kiểm định chất lượng sản phẩm, thanh tra thương trường, hải quan không thể bao quát và kiểm soát hết được hiện tượng này và thậm chí còn chưa làm hết trách nhiệm của mình, theo đó hàng giả vẫn đương nhiên tồn tại.

– Các nhà sản xuất có uy tín, sản xuất hàng hóa có chất lượng tốt cũng không thể kiểm soát được các cơ sở khác nhái hàng hóa của mình để sản xuất vì thế cũng không thể hiện được thái độ cương quyết với nạn làm hàng giả, hàng nhái.

– Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên toàn quốc, thuộc mọi lĩnh vực là rất trầm trọng.

Xâm phạm quyền tác giả như sao chép, nhân bản, copy tác phẩm để xuất bản nhằm thu lợi nhuận là hiện tượng không hiếm trong xã hội. Việc sao chép các chương trình biểu diễn của các nghệ sĩ, sao chép bản nhạc, sao chép sách kỹ thuật, sách chuyên môn khác diễn ra hằng ngày tại các trường đại học, các cơ quan không còn là điều bất thường. Những Cơ quan có chức năng bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ còn mỏng về lực lượng và đặc biệt là chưa có chuyên môn đủ để làm nhiệm vụ…

Các biện pháp chế tài đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, xâm phạm quyền lợi của người tiêu dùng nặng về phạt vi phạm hành chính, biện pháp hình sự ít được áp dụng để trấn áp hành vi làm hàng giả trong xã hội, vì vậy tính răn đe không đủ mạnh để chấm dứt hành vi làm hàng giả.

Nguy hiểm hơn nữa là làm hàng giả trong lĩnh vực dược phẩm, thuốc chữa bệnh, thực phẩm và đồ uống khác. Những loại thực phẩm chức năng được lưu thông trên thương trường tự do không thể kiểm soát hết được. Các loại nhãn hiệu nổi tiếng thế giới được in ấn, tự do gắn lên hàng hóa lừa đảo người tiêu dùng… Xuất xứ sản phẩm tùy theo người bán hàng (vì mục đích lợi nhuận) đã tự ý gắn địa danh nào vào hàng hóa cũng gây rất nhiều khó khăn cho các nhà quản lý.

Với những thực trạng trên, việc thực thi quyền s Việt Nam cần phải có các cơ chế động bộ hơn nữa. Việc nâng cao ý thức pháp luật của người dân cần được phổ biến thường xuyên. Các chế tài được áp dụng đối với hành vi trái pháp luật do sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái cần phải mang tính răn đe mạnh hơn để ngăn chặn, loại trừ nạn làm hàng giả, hàng nhái trong xã hội không thể tồn tại được.

Việc tôn trọng và thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ là động lực thúc đẩy cho hoạt động nghiên cứu và triển khai kết quả nghiên cứu. Việc công khai các sản phẩm trí tuệ được bảo hộ, đã tạo động lực cho các chủ thể nghiên cứu chủ động tìm ra giải pháp nghiên cứu của riêng mình, tránh sự trùng lặp để tạo ra tính mới, tính độc lập và riêng biệt của các kết quả nghiên cứu.

Những nguyên tắc công khai sáng chế, công nghệ một mặt nhằm động viên kịp thời những chủ thể sáng tạo ra những giải pháp kỹ thuật | hữu ích, áp dụng có hiệu quả vào sản xuất, kinh hoanh, hoạt động dịch vụ, mặt khác nhằm ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh không lành mạnh trong việc nghiên cứu, triển khai, phổ biến và áp dụng các sản phẩm trí tuệ được tạo ra trong xã hội.

Việc công khai hoá các thành quả lao động sáng tạo trí tuệ là những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn là căn cứ để chủ thể sáng tạo khác có phương pháp tạo ra những sản phẩm trí tuệ mới, độc lập, có hàm lượng trí tuệ và có nội dung về tính mới, tính sáng tạo của sản phẩm trí tuệ cao hơn.

Với sự công khai các sản phẩm trí tuệ là động lực để khuyến khích thúc đẩy hoạt động sáng tạo trí tuệ ngày một sâu rộng hơn trong xã hội. Thay đổi nhiều nhận thức mang tính cố hữu là tìm kiếm những lợi nhuận về vật chất đơn thuần, mà không mấy quan tâm đến các sản phẩm trí tuệ.

Trong tương lai, những tranh chấp về tài sản thông thường như tranh chấp về bất động sản, động sản, về tài sản vật chất khác sẽ dần dần được thay thế bằng những tranh chấp về sản phẩm sáng tạo trí tuệ, như tranh chấp về tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, tranh chấp về một phần mềm máy vi tính… trong lĩnh vực sáng tạo ra những sản phẩm trí tuệ không áp dụng vào sản xuất, kinh doanh để tạo ra vật chất và những tranh chấp về các sản phẩm trí tuệ là các giải pháp kỹ thuật như sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn và giống cây trồng sẽ chiếm đa số trong tổng số các tranh chấp trong xã hội được giải quyết của từng năm.

Bởi vì, khi mà xã hội đã tiến bộ đến tầm văn minh nhất định, những quan hệ tài sản về vật chất tương đối ổn định vì ý thức pháp luật của mỗi cá nhân trong xã hội đều được cải thiện và nâng cao, quan niệm giàu nghèo xác định theo của cải vật chất cũng dần thay đổi tạo thành ý thức hệ xã hội, thì việc quan tâm đến các giải pháp kỹ thuật, các sản phẩm sáng tạo trí tuệ ngày càng được coi trọng.

Những tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ sẽ ngày một tăng lên về số lượng và độ phức tạp do tính chất của sản phẩm trí tuệ là vô hình. Vì vậy, lao động của con người trong tương lai là quan tâm đến việc tạo ra các sản phẩm sáng tạo trí tuệ và áp dụng các kết quả của sáng tạo trí tuệ vào sản xuất, kinh doanh, hoạt động dịch vụ nhằm mục đích giải phóng sức lao động cơ bắp của con người, tạo ra các sản phẩm sáng tạo trí tuệ ngày một độc đáo, mà trước đó chưa từng biết đến, chưa thể hình dung ra.

>>>>> Tham khảo bài viết: Thủ tục Đăng ký sở hữu trí tuệ

Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi bổ sung tập trung vào những vấn đề nào?

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam có những bước tiến vượt bậc phù hợp với mục tiêu hội nhập quốc tế về mọi lĩnh vực nhất là lĩnh vực sản xuất công nghiệp và thương mại. Từ thập niên 90 của thế kỷ XX, từ chỗ chưa có đạo luật về sở hữu trí tuệ, nhưng chỉ vài chục năm kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã được ban hành vào năm 2005, được sửa đổi, bổ sung vào năm 2009.

 Để phục vụ đắc lực cho mục tiêu hội nhập quốc tế ngày một có hiệu quả, Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung lần thứ hai và Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2019.

Một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được sửa đổi, bổ sung tập trung vào những vấn đề sau đây:

1. Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 6: “Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”.

2. Về tính mới của sáng chế

Tính mới của sáng chế được sửa đổi, bổ sung khoản 3 và khoản 4 Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019: Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định  tại Điều 86 của Luật này hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ.

Quy định này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

Trình độ sáng tạo của sáng chế được quy định bổ sung cụ thể tại Điều 61 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2019: Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

3. Về tên gọi, chỉ dẫn địa lý – Tên gọi, chỉ dẫn địa lý được sửa đổi, bổ sung tại Điều 60 Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung) năm 2019 với các nội dung như:

a) Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hóa theo nhận thức của người tiêu dùng có liên quan trên lãnh thổ Việt Nam.

b) Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ hoặc đã được nộp theo đơn đăng ký nhãn hiệu có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa.

Về đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp bổ sung khoản 3 Điều 89 Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung) năm 2019 với những quy định rõ ràng hơn: Đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp được nộp dưới hình thức văn bản ở dạng giấy cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp hoặc dạng điện tử theo hệ thống nộp đơn trực tuyến. Theo

4. Về đơn đăng ký quốc tế và đề nghị xử lý quốc tế 

Luật Sở hữu trí tuệ bổ sung năm 2019, Điều 120a: Đề nghị công nhận và bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang đàm phán gọi là đề nghị quốc tế. Việc công bố đề nghị quốc tế, xử lý ý kiến của người thứ  ba, đánh giá điều kiện bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý trong đề nghị quốc tế được thực hiện theo các quy định tương ứng tại Luật này đối với chỉ dẫn địa lý trong đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý được nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

5. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu

Về quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhẫn hiệu được sửa đổi, bổ sung khoản tại 2 Điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ (sửa đổi, bổ sung) năm 2019: Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ sử dụng liên tục nhãn hiệu. Việc sử dụng nhãn hiệu bởi bên nhận chuyển quyền theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu cũng được coi là hành vi sử dụng nhãn hiệu của chủ sở hữu nhãn hiệu. Tin Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

->>> Tham khảo thêm: Đăng ký sở hữu trí tuệ

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi